1. Là nơi vua thiết triều và đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc, điện Kính Thiên từng là cung điện quan trọng nhất ở Hoàng thành Thăng Long. Dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện này là cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện.Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, thuộc dòng rồng đế vương có năm móng, biểu tượng cho quyền lực của nhà vua. Đây được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.Về tổng thể, rồng có thân uốn 7 khúc, dài 5,3 mét, có mình trơn, không vảy, một đặc trưng của rồng thời Lê. Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hẳn ra ngoài, chiếc mũi gồ cao đầy uy lực.Những nét chạm trên toàn bộ thân mình rồng làm nổi bật cơ bắp cuồn cuộn khỏe mạnh, đặc biệt là ở phần chân – biểu tượng của sức bật mạnh mẽ...2. Trong nhiều thế kỷ, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội luôn được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt. Những tấm bia này được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780), ứng với 82 khoa thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779).Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa. Trên mỗi tấm bia Tiến sĩ đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.Không chỉ mang giá trị lịch sử, 82 tấm bia Tiến sĩ còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với phong cách điêu khắc, trang trí phong phú. Điều này thể hiện trên bia ở các phần trán bia, diềm bia và rùa đội bia.Rùa ở 82 tấm bia Văn Miếu không cùng một kiểu dáng. Ở những bia có niên đại sớm, rùa được tạc dáng bẹt, trơn nhẵn từ các khối vuông góc cạnh, có con thì được tạc kiểu cổ rụt, đầu chếch hoặc bằng ngang mặt bẹt, mắt tròn nhỏ…3. Tọa lạc tại số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, chùa Lý Triều Quốc Sư là một ngôi chùa cổ nối tiếng của Hà Nội. Chùa còn lưu giữ một cột đá tuổi đời nhiều thế kỷ, được coi là chứng tích vô giá về kinh thành Thăng Long xưa.Có từ thời Hậu Lê, cột đá này nằm ở sân trước của ngôi chùa, cách cổng tam quan và con phố nhộn nhịp chỉ vài bước chân. Cột cao 2,4 mét, chia làm ba phần, bệ, thân và đỉnh. Phần bệ hình tròn, đường kính khoảng 70 cm, phía trên trang trí cánh sen.Thân cột là hình trụ tròn đường kính khoảng 30 cm. Phần trên và dưới thân cột phình ra, có các dải hoa văn trang trí sắc sảo. Đỉnh cột an trí cụm tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Thiện Tài, Long Nữ, được tạc bằng đá, mang đặc điểm nghệ thuật tượng tròn thế kỷ 18.Nhìn chung, cây cột đá chùa Lý Triều Quốc sư mang những đặc trưng phong cách nghệ thuật Hậu Lê, đạt đến chuẩn mực của cái đẹp trong mỹ thuật cổ Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Là nơi vua thiết triều và đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc, điện Kính Thiên từng là cung điện quan trọng nhất ở Hoàng thành Thăng Long. Dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện này là cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, thuộc dòng rồng đế vương có năm móng, biểu tượng cho quyền lực của nhà vua. Đây được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.
Về tổng thể, rồng có thân uốn 7 khúc, dài 5,3 mét, có mình trơn, không vảy, một đặc trưng của rồng thời Lê. Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hẳn ra ngoài, chiếc mũi gồ cao đầy uy lực.
Những nét chạm trên toàn bộ thân mình rồng làm nổi bật cơ bắp cuồn cuộn khỏe mạnh, đặc biệt là ở phần chân – biểu tượng của sức bật mạnh mẽ...
2. Trong nhiều thế kỷ, 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội luôn được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt. Những tấm bia này được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780), ứng với 82 khoa thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779).
Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa. Trên mỗi tấm bia Tiến sĩ đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.
Không chỉ mang giá trị lịch sử, 82 tấm bia Tiến sĩ còn là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với phong cách điêu khắc, trang trí phong phú. Điều này thể hiện trên bia ở các phần trán bia, diềm bia và rùa đội bia.
Rùa ở 82 tấm bia Văn Miếu không cùng một kiểu dáng. Ở những bia có niên đại sớm, rùa được tạc dáng bẹt, trơn nhẵn từ các khối vuông góc cạnh, có con thì được tạc kiểu cổ rụt, đầu chếch hoặc bằng ngang mặt bẹt, mắt tròn nhỏ…
3. Tọa lạc tại số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, chùa Lý Triều Quốc Sư là một ngôi chùa cổ nối tiếng của Hà Nội. Chùa còn lưu giữ một cột đá tuổi đời nhiều thế kỷ, được coi là chứng tích vô giá về kinh thành Thăng Long xưa.
Có từ thời Hậu Lê, cột đá này nằm ở sân trước của ngôi chùa, cách cổng tam quan và con phố nhộn nhịp chỉ vài bước chân. Cột cao 2,4 mét, chia làm ba phần, bệ, thân và đỉnh. Phần bệ hình tròn, đường kính khoảng 70 cm, phía trên trang trí cánh sen.
Thân cột là hình trụ tròn đường kính khoảng 30 cm. Phần trên và dưới thân cột phình ra, có các dải hoa văn trang trí sắc sảo. Đỉnh cột an trí cụm tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Thiện Tài, Long Nữ, được tạc bằng đá, mang đặc điểm nghệ thuật tượng tròn thế kỷ 18.
Nhìn chung, cây cột đá chùa Lý Triều Quốc sư mang những đặc trưng phong cách nghệ thuật Hậu Lê, đạt đến chuẩn mực của cái đẹp trong mỹ thuật cổ Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.