1. Nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, cung Nam Phương hoàng hậu là một trong những dinh thự cổ nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Đây vốn là cơ ngơi của Quận công Nguyễn Hữu Hào, cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương.Dinh thự được xây năm 1932 làm nơi nghỉ dưỡng. Đến năm 1934, ông Nguyễn Hữu Hào tặng lại tòa nhà cho con gái mình làm của hồi môn khi lấy chồng. Công trình có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500 m2, nằm trên một ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của Đà Lạt.Theo lời kể của người dân Đà Lạt, trước khi Dinh 3 Bảo Đại được xây dựng, hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại khi lên Đà Lạt thường nghỉ tại dinh thự này.Trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc mà vị hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từng sử dụng.2. Tọa lạc trên đồi thông ở số 2 đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lâm Đồng có tiền thân là trường Đức Bà Lâm Viên (Notre Dame du Langbian), nơi hoàng hậu Nam Phương từng theo học lúc sinh thời.Trường Đức bà Lâm Viên được khánh thành năm 1935, lúc đầu là vườn trẻ mẫu giáo, sau đó phát triển lên thành bậc tiểu học và trung học dành cho nữ sinh. Đây là ngôi trường nữ trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp ở Đông Dương thời điểm đó.Đối tượng theo học ở trường chủ yếu là nữ sinh con nhà giàu có của các gia đình người Pháp, Việt Nam, Campuchia và Lào. Nền giáo dục của ngôi trường này nổi tiếng về sự chu đáo và nghiêm khắc.Cạnh trường có tu viện Đức Bà Lâm Viên, một công trình kiến trúc thanh thoát, nằm trong khuôn viên rộng rãi, được trang trí bằng những mảnh vườn nhỏ được chăm sóc cẩn thận.3. Nằm trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi an nghỉ của song thân hoàng hậu Nam Phương - ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính. Công trình được đích thân hoàng hậu cho xây dựng năm 1939. Trung tâm khu lăng mộ là nhà mộ nằm trên đỉnh đồi. Toàn bộ công trình được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép. Bên trong nhà mộ, hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn Hữu Hào được làm bằng bằng đá xanh cao nằm hai bên, một hương án cũng bằng đá xanh đặt chính giữa.Hai ngôi mộ đều được chạm khắc tinh xảo với hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm.Trước lăng mộ là sân tế rộng, có thành lan can bao quanh. Phía sau có nhà bia. Dù được coi là một trong những di tích tiêu biểu của Đà Lạt nhưng khu lăng mộ chưa được khai thác du lịch và trong tình trạng hoang phế suốt nhiều năm qua.Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.
1. Nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, cung Nam Phương hoàng hậu là một trong những dinh thự cổ nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt. Đây vốn là cơ ngơi của Quận công Nguyễn Hữu Hào, cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương.
Dinh thự được xây năm 1932 làm nơi nghỉ dưỡng. Đến năm 1934, ông Nguyễn Hữu Hào tặng lại tòa nhà cho con gái mình làm của hồi môn khi lấy chồng. Công trình có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500 m2, nằm trên một ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của Đà Lạt.
Theo lời kể của người dân Đà Lạt, trước khi Dinh 3 Bảo Đại được xây dựng, hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại khi lên Đà Lạt thường nghỉ tại dinh thự này.
Trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc mà vị hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từng sử dụng.
2. Tọa lạc trên đồi thông ở số 2 đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lâm Đồng có tiền thân là trường Đức Bà Lâm Viên (Notre Dame du Langbian), nơi hoàng hậu Nam Phương từng theo học lúc sinh thời.
Trường Đức bà Lâm Viên được khánh thành năm 1935, lúc đầu là vườn trẻ mẫu giáo, sau đó phát triển lên thành bậc tiểu học và trung học dành cho nữ sinh. Đây là ngôi trường nữ trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp ở Đông Dương thời điểm đó.
Đối tượng theo học ở trường chủ yếu là nữ sinh con nhà giàu có của các gia đình người Pháp, Việt Nam, Campuchia và Lào. Nền giáo dục của ngôi trường này nổi tiếng về sự chu đáo và nghiêm khắc.
Cạnh trường có tu viện Đức Bà Lâm Viên, một công trình kiến trúc thanh thoát, nằm trong khuôn viên rộng rãi, được trang trí bằng những mảnh vườn nhỏ được chăm sóc cẩn thận.
3. Nằm trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi an nghỉ của song thân hoàng hậu Nam Phương - ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính. Công trình được đích thân hoàng hậu cho xây dựng năm 1939.
Trung tâm khu lăng mộ là nhà mộ nằm trên đỉnh đồi. Toàn bộ công trình được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép. Bên trong nhà mộ, hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn Hữu Hào được làm bằng bằng đá xanh cao nằm hai bên, một hương án cũng bằng đá xanh đặt chính giữa.
Hai ngôi mộ đều được chạm khắc tinh xảo với hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm.
Trước lăng mộ là sân tế rộng, có thành lan can bao quanh. Phía sau có nhà bia. Dù được coi là một trong những di tích tiêu biểu của Đà Lạt nhưng khu lăng mộ chưa được khai thác du lịch và trong tình trạng hoang phế suốt nhiều năm qua.
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.