1. Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19. Ngôi nhà có tổng diện tích 157,6 m2, mang đặc trưng của nhà phố cổ Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các gian nhà được ngăn cách bởi các khoảng sân nhỏ.Ngôi nhà bắt đầu được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Toulouse (Pháp). Đây là một trong số ít những ngôi nhà được bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội.2. Nhà cổ 38 Hàng Đào có một lịch sử rất đặc biệt. Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc, được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17) với quy mô bề thế. Do chiến tranh, đình bị phá huỷ. Năm 1941, nhà được xây lại hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại.Sau khi xây lại, tầng một của công trình được sử dụng để buôn bán và ở, ngôi đình được chuyển lên tầng hai. Vào năm 2000, ngôi nhà được trùng tu cải tạo để phục vụ cho hoạt động du lịch của phố cổ, phần lớn kiến trúc cũ vẫn được gìn giữ.3. Nằm ở số 7 Hàng Vải, đình Đông Thành có tuổi đời trên 2 thế kỷ. Đầu những năm 2000, đình xuống cấp nghiêm trọng và bị nhiều hộ dân chiếm dụng. Năm 2011, thành phố Hà Nội đã tiến hành giải phóng mặt bằng để trùng tu tôn tạo và khôi phục các hạng mục của ngôi đình.Việc trùng tu hoàn thành vào năm 2014 với nhiều yếu tố gốc được gìn giữ. Các công trình kiến trúc hiện tại của đình được tập trung trong một không gian khép kín, bao gồm Nghi môn, Tiền tế, Ống muống và Hậu cung, hợp thành hình chữ Công với tổng diện tích 460 m2.4. Nằm ở số 28 phố Hàng Buồm, đền Quan Đế được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819. Vào những năm 1990-2000, đền bị hư hại nhiều hạng mục do các hộ dân dùng làm nơi ở. Từ năm 2008 quá trình di dời dân cư và bảo tồn, tu bổ di tích được thực hiện.Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công. Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua…5. Tọa lạc tại số 42 Hàng Bạc, đình Kim Ngân có từ đầu thời Hậu Lê, là nơi thờ Tổ bách nghệ Hiên Viên. Ngày nay đình có diện tích 575 m2, là ngôi đình rộng nhất phố cổ. Đình có kiến trúc cơ bản gồm: Nghi môn, sân, tiền tế, hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ "công".Những năm 2000 trở về trước, đình Kim Ngân từng bị xuống cấp trầm trọng và là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Từ năm 2009, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã cho di dời các hộ dân và tôn tạo đình khang trang như ngày nay.6. Nằm ở số 22 Hàng Buồm, hội quán Quảng Đông được hình thành bởi cộng đồng người gốc Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 400 năm trước. Theo dòng thời gian, cư dân người Hoa rời phố cổ Hà Nội, hội quán trở thành trường Mẫu giáo Tuổi Thơ.Từ cuối năm 2018, trường mẫu giáo được di dời để trùng tu toàn diện hội quán Quảng Đông. Cuối năm 2021, công trình khánh thành trong vai trò một trung tâm triển lãm nghệ thuật, với tên gọi chính thức là Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm.Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
1. Nhà cổ 87 Mã Mây được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19. Ngôi nhà có tổng diện tích 157,6 m2, mang đặc trưng của nhà phố cổ Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các gian nhà được ngăn cách bởi các khoảng sân nhỏ.
Ngôi nhà bắt đầu được trùng tu từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999 trong khuôn khổ hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Toulouse (Pháp). Đây là một trong số ít những ngôi nhà được bảo tồn và gìn giữ làm điểm tham quan, triển lãm, cung cấp thông tin về lịch sử Hà Nội.
2. Nhà cổ 38 Hàng Đào có một lịch sử rất đặc biệt. Ngôi nhà này nguyên là đình Đồng Lạc, được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 17) với quy mô bề thế. Do chiến tranh, đình bị phá huỷ. Năm 1941, nhà được xây lại hai tầng, theo kiến trúc kết hợp truyền thống – hiện đại.
Sau khi xây lại, tầng một của công trình được sử dụng để buôn bán và ở, ngôi đình được chuyển lên tầng hai. Vào năm 2000, ngôi nhà được trùng tu cải tạo để phục vụ cho hoạt động du lịch của phố cổ, phần lớn kiến trúc cũ vẫn được gìn giữ.
3. Nằm ở số 7 Hàng Vải, đình Đông Thành có tuổi đời trên 2 thế kỷ. Đầu những năm 2000, đình xuống cấp nghiêm trọng và bị nhiều hộ dân chiếm dụng. Năm 2011, thành phố Hà Nội đã tiến hành giải phóng mặt bằng để trùng tu tôn tạo và khôi phục các hạng mục của ngôi đình.
Việc trùng tu hoàn thành vào năm 2014 với nhiều yếu tố gốc được gìn giữ. Các công trình kiến trúc hiện tại của đình được tập trung trong một không gian khép kín, bao gồm Nghi môn, Tiền tế, Ống muống và Hậu cung, hợp thành hình chữ Công với tổng diện tích 460 m2.
4. Nằm ở số 28 phố Hàng Buồm, đền Quan Đế được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819. Vào những năm 1990-2000, đền bị hư hại nhiều hạng mục do các hộ dân dùng làm nơi ở. Từ năm 2008 quá trình di dời dân cư và bảo tồn, tu bổ di tích được thực hiện.
Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công. Nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của đền là ở chỗ, đây là một đền thờ của người Hoa nhưng lại mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt, thể hiện ở các kết cấu gỗ lim kiểu chồng rường, các bộ vì vỏ cua…
5. Tọa lạc tại số 42 Hàng Bạc, đình Kim Ngân có từ đầu thời Hậu Lê, là nơi thờ Tổ bách nghệ Hiên Viên. Ngày nay đình có diện tích 575 m2, là ngôi đình rộng nhất phố cổ. Đình có kiến trúc cơ bản gồm: Nghi môn, sân, tiền tế, hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ "công".
Những năm 2000 trở về trước, đình Kim Ngân từng bị xuống cấp trầm trọng và là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Từ năm 2009, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã cho di dời các hộ dân và tôn tạo đình khang trang như ngày nay.
6. Nằm ở số 22 Hàng Buồm, hội quán Quảng Đông được hình thành bởi cộng đồng người gốc Quảng Đông (Trung Quốc) khoảng 400 năm trước. Theo dòng thời gian, cư dân người Hoa rời phố cổ Hà Nội, hội quán trở thành trường Mẫu giáo Tuổi Thơ.
Từ cuối năm 2018, trường mẫu giáo được di dời để trùng tu toàn diện hội quán Quảng Đông. Cuối năm 2021, công trình khánh thành trong vai trò một trung tâm triển lãm nghệ thuật, với tên gọi chính thức là Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm.
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.