1. Tọa lạc tại phường Hương Hồ của thành phố Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo không chỉ trong phạm vi xứ Huế mà còn của toàn Việt Nam.Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa Bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015. Ngôi Bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ.Trung tâm của quần thể kiến trúc là ngôi tháp chính cao 37 mét và 4 tháp phụ thấp hơn 10 mét. Thiết kế của tháp thể hiện vũ trụ quan Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.Không gian bên trong tháp chính được bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; hai tầng tiếp theo dùng làm nơi lưu trữ tài liệu Phật học. Hai tầng dưới cùng là thiền phòng và khòng khánh tiết.2. Tọa lạc ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, nổi tiếng khắp xa gần nhờ phong cách kiến trúc Phật giáo Nam Tông đặc sắc.Điểm nhấn kiến trúc của chùa Thiền Lâm là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời, được xây dựng theo phong cách Phật giáo Miến Điện.Bảo tháp có chiều cao 15 mét, được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala ở Myanmar. Xung quanh bảo tháp có 4 tượng sư tử nhìn về 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Công trình được chia thành hai tầng, trong đó tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.Tầng dưới là chính điện, nơi có một pho tượng Phật được bài trí tôn nghiêm ở trung tâm. Tượng thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa Thiền Lâm - được tạo tác sống động như người thật, được tôn trí cạnh tượng Phật. Sau lưng chính điện có phòng khách và thiền phòng.3. Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.Mặt bằng kiến trúc chính của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế sâu 70 mét, bề ngang từ 15–37 mét. Hành lang hai bên dài 26 mét, rộng 4,2 mét, mái nhà thờ cao 32 mét. Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm ba tầng, đỉnh chóp cao 53 mét.Nhìn chung, kiến trúc của nhà thờ là sự tổng hòa kiến trúc Đông - Tây, dựa trên việc tuân thủ những quy tắc truyền thống của một nhà thờ Công giáo La Mã.Không gian trong thánh đường nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế rộng rãi. Đặc biệt, phần hiên của thánh đường được thiết kế để khi đông người dự lễ có thể mở rộng cửa khi cần thiết, vì thế người ở ngoài hiên vẫn có cảm giác như đang trong thánh đường.4. Nằm ở phường Phước Vĩnh của thành phố Huế, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là nhà thờ lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của Dinh Độc Lập thiết kế.Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Năm 1960, nhà thờ cổ đã bị phá hủy để xây dựng nhà thờ mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.Công trình có mặt bằng xây dựng dạng thánh giá, kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh tháp chuông vút cao.Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa kính màu diện tích rất lớn cung cấp ánh sáng tự nhiên cho nội thất vào ban ngày.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
1. Tọa lạc tại phường Hương Hồ của thành phố Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo không chỉ trong phạm vi xứ Huế mà còn của toàn Việt Nam.
Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa Bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015. Ngôi Bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ.
Trung tâm của quần thể kiến trúc là ngôi tháp chính cao 37 mét và 4 tháp phụ thấp hơn 10 mét. Thiết kế của tháp thể hiện vũ trụ quan Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.
Không gian bên trong tháp chính được bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; hai tầng tiếp theo dùng làm nơi lưu trữ tài liệu Phật học. Hai tầng dưới cùng là thiền phòng và khòng khánh tiết.
2. Tọa lạc ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, nổi tiếng khắp xa gần nhờ phong cách kiến trúc Phật giáo Nam Tông đặc sắc.
Điểm nhấn kiến trúc của chùa Thiền Lâm là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời, được xây dựng theo phong cách Phật giáo Miến Điện.
Bảo tháp có chiều cao 15 mét, được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala ở Myanmar. Xung quanh bảo tháp có 4 tượng sư tử nhìn về 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Công trình được chia thành hai tầng, trong đó tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Tầng dưới là chính điện, nơi có một pho tượng Phật được bài trí tôn nghiêm ở trung tâm. Tượng thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa Thiền Lâm - được tạo tác sống động như người thật, được tôn trí cạnh tượng Phật. Sau lưng chính điện có phòng khách và thiền phòng.
3. Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.
Mặt bằng kiến trúc chính của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế sâu 70 mét, bề ngang từ 15–37 mét. Hành lang hai bên dài 26 mét, rộng 4,2 mét, mái nhà thờ cao 32 mét. Chính giữa nhà thờ là tháp chuông gồm ba tầng, đỉnh chóp cao 53 mét.
Nhìn chung, kiến trúc của nhà thờ là sự tổng hòa kiến trúc Đông - Tây, dựa trên việc tuân thủ những quy tắc truyền thống của một nhà thờ Công giáo La Mã.
Không gian trong thánh đường nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Huế rộng rãi. Đặc biệt, phần hiên của thánh đường được thiết kế để khi đông người dự lễ có thể mở rộng cửa khi cần thiết, vì thế người ở ngoài hiên vẫn có cảm giác như đang trong thánh đường.
4. Nằm ở phường Phước Vĩnh của thành phố Huế, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là nhà thờ lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của Dinh Độc Lập thiết kế.
Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Năm 1960, nhà thờ cổ đã bị phá hủy để xây dựng nhà thờ mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Công trình có mặt bằng xây dựng dạng thánh giá, kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh tháp chuông vút cao.
Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa kính màu diện tích rất lớn cung cấp ánh sáng tự nhiên cho nội thất vào ban ngày.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.