1. Nằm ở trung tâm quận 1, Dinh Độc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất TP HCM. Công trình được xây theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khởi công ngày 1/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.Về tổng thể, Dinh Độc Lập cao 26 mét, có ba tầng, hai gác lửng và tầng hầm, diện tích mặt bằng 4.500 m², diện tích sàn 20.000 m². Đây là công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ bậc nhất đô thành Sài Gòn thời bấy giờ.Khi thiết kế Dinh, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự sắp đặt từ nội thất cho diện mạo bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc.Bên trong Dinh có tất cả 95 phòng, mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng như phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt… Ngày nay phần lớn các phòng mở cửa phục vụ du khách tham quan.2. Tọa lạc tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là một trong những nhà thờ lớn và lâu đời nhất đất Cố đô. Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, được xây lại vào năm 1960 theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến năm 1995 phần thân nhà thờ về cơ bản mới được hoàn thành. Đến tháng 5/2000 – 40 năm sau ngày khởi công xây dựng – nhà thờ được khánh thành.Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam mang đậm màu sắc đương đại. Công trình toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo.Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa sổ được xây dạng vòm có chiều cao ấn tượng nằm dọc hai bên hông nhà thờ, khiến không gian bên trong thánh đường luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.3. Nằm ở một khoảng đất thấp cạnh khu Hòa Bình nổi tiếng của Đà Lạt, chợ Đà Lạt là trung tâm thương mại lớn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên.Chợ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1960, có hai tầng và một sân thượng. Đây là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ Đà Lạt.Ông đã cho sửa đổi lại mặt tiền khu chợ, khiến cho công trình mang dáng dấp của một cây đàn piano. Vị kiến trúc sư nổi tiếng cũng cho thiết kế bổ sung cây cầu nối rạp Hòa Bình với chợ Đà Lạt. Ngày nay cây cầu trở thành góc “sống ảo” nổi tiếng.Khu công viên trước chợ và các dãy phố lầu xung quanh chợ cũng là thành phẩm từ các bản vẽ của người đã thiết kế Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
1. Nằm ở trung tâm quận 1, Dinh Độc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất TP HCM. Công trình được xây theo đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khởi công ngày 1/7/1962 và khánh thành vào ngày 31/10/1966.
Về tổng thể, Dinh Độc Lập cao 26 mét, có ba tầng, hai gác lửng và tầng hầm, diện tích mặt bằng 4.500 m², diện tích sàn 20.000 m². Đây là công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ bậc nhất đô thành Sài Gòn thời bấy giờ.
Khi thiết kế Dinh, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự sắp đặt từ nội thất cho diện mạo bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc.
Bên trong Dinh có tất cả 95 phòng, mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng như phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt… Ngày nay phần lớn các phòng mở cửa phục vụ du khách tham quan.
2. Tọa lạc tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế, nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là một trong những nhà thờ lớn và lâu đời nhất đất Cố đô. Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, được xây lại vào năm 1960 theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến năm 1995 phần thân nhà thờ về cơ bản mới được hoàn thành. Đến tháng 5/2000 – 40 năm sau ngày khởi công xây dựng – nhà thờ được khánh thành.
Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam mang đậm màu sắc đương đại. Công trình toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo.
Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa sổ được xây dạng vòm có chiều cao ấn tượng nằm dọc hai bên hông nhà thờ, khiến không gian bên trong thánh đường luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
3. Nằm ở một khoảng đất thấp cạnh khu Hòa Bình nổi tiếng của Đà Lạt, chợ Đà Lạt là trung tâm thương mại lớn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên.
Chợ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1960, có hai tầng và một sân thượng. Đây là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ Đà Lạt.
Ông đã cho sửa đổi lại mặt tiền khu chợ, khiến cho công trình mang dáng dấp của một cây đàn piano. Vị kiến trúc sư nổi tiếng cũng cho thiết kế bổ sung cây cầu nối rạp Hòa Bình với chợ Đà Lạt. Ngày nay cây cầu trở thành góc “sống ảo” nổi tiếng.
Khu công viên trước chợ và các dãy phố lầu xung quanh chợ cũng là thành phẩm từ các bản vẽ của người đã thiết kế Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.