Việc phát hiện vương miện vàng trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc giúp các chuyên gia giải mã được một bí mật lớn liên quan đến vua Càn Long. Sự việc này bắt đầu vào năm 1970. Khi ấy, một người dân đào được một viên gạch màu xanh ngọc.Không lâu sau, một người khác đào được viên gạch tương tự cũng tại địa điểm trên. Do đó, nhiều người dân đào xuống phía dưới thì phát hiện một hố lớn và nghi ngờ bên dưới có thể là mộ cổ. Trước sự việc kỳ lạ này, họ nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương và ban quản lý di tích.Các chuyên gia nhanh chóng tới hiện trường, tiến hành cuộc khai quật và phát hiện đó thực sự là một ngôi mộ cổ. Mặc dù ngôi mộ không có kích thước lớn nhưng được trang trí khá đẹp và nhiều đồ tùy táng giá trị. Trong số này, đáng chú ý nhất là một vương miện bằng vàng trong mộ cổ.Căn cứ vào cấu trúc ngôi mộ và các đồ tùy táng, giới chuyên gia xác định ngôi mộ thuộc vào thời nhà Thanh.Sau một thời gian nghiên cứu các ghi chép hiếm hoi tìm thấy trong mộ cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân ngôi mộ là Tất Nguyên.Tất Nguyên quê ở Giang Tô, Trung Quốc. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ sự thông minh, hiếu học hơn bạn bè đồng trang lứa. Vào năm Càn Long thứ 25, Tất Nguyên thi đỗ trạng nguyên và trở thành một viên quan của nhà Thanh.Ban đầu, Tất Nguyên nhậm chức quan và làm việc ở Hàn Lâm Viện. Tiếp đến, ông làm quan tri phủ ở địa phương và một số chức vụ quan trọng khác bao gồm Tổng đốc của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Trong suốt thời gian làm quan, Tất Nguyên được đánh giá là vị quan tài đức vẹn toàn và được hoàng đế Càn Long tin tưởng, trọng dụng.Sau khi qua đời, Tất Nguyên được chôn cất trong ngôi mộ cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, châu báu.Chiếc vương miện vàng được chế tác tinh xảo và có khắc các chữ: "cáo mệnh", "triều quan", "ân vinh", "phụng thiên", "nhật nguyệt". Căn cứ theo nội dung trên, các chuyên gia suy đoán vua Càn Long có thể đã ban thưởng bảo vật này cho vợ của Tất Nguyên.Mục đích của Vua Càn Long khi làm như vậy có thể là vì muốn khen ngợi những cống hiến của Tất Nguyên vì triều đình. Đồng thời, bảo vật này nhắc nhở Tất Nguyên dù có tài năng, lập được nhiều công lao đến đâu thì cũng luôn phải tận trung với vua, dốc sức vì nhà Thanh.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Việc phát hiện vương miện vàng trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc giúp các chuyên gia giải mã được một bí mật lớn liên quan đến vua Càn Long. Sự việc này bắt đầu vào năm 1970. Khi ấy, một người dân đào được một viên gạch màu xanh ngọc.
Không lâu sau, một người khác đào được viên gạch tương tự cũng tại địa điểm trên. Do đó, nhiều người dân đào xuống phía dưới thì phát hiện một hố lớn và nghi ngờ bên dưới có thể là mộ cổ. Trước sự việc kỳ lạ này, họ nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương và ban quản lý di tích.
Các chuyên gia nhanh chóng tới hiện trường, tiến hành cuộc khai quật và phát hiện đó thực sự là một ngôi mộ cổ. Mặc dù ngôi mộ không có kích thước lớn nhưng được trang trí khá đẹp và nhiều đồ tùy táng giá trị. Trong số này, đáng chú ý nhất là một vương miện bằng vàng trong mộ cổ.
Căn cứ vào cấu trúc ngôi mộ và các đồ tùy táng, giới chuyên gia xác định ngôi mộ thuộc vào thời nhà Thanh.
Sau một thời gian nghiên cứu các ghi chép hiếm hoi tìm thấy trong mộ cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân ngôi mộ là Tất Nguyên.
Tất Nguyên quê ở Giang Tô, Trung Quốc. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ sự thông minh, hiếu học hơn bạn bè đồng trang lứa. Vào năm Càn Long thứ 25, Tất Nguyên thi đỗ trạng nguyên và trở thành một viên quan của nhà Thanh.
Ban đầu, Tất Nguyên nhậm chức quan và làm việc ở Hàn Lâm Viện. Tiếp đến, ông làm quan tri phủ ở địa phương và một số chức vụ quan trọng khác bao gồm Tổng đốc của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Trong suốt thời gian làm quan, Tất Nguyên được đánh giá là vị quan tài đức vẹn toàn và được hoàng đế Càn Long tin tưởng, trọng dụng.
Sau khi qua đời, Tất Nguyên được chôn cất trong ngôi mộ cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị như vàng bạc, châu báu.
Chiếc vương miện vàng được chế tác tinh xảo và có khắc các chữ: "cáo mệnh", "triều quan", "ân vinh", "phụng thiên", "nhật nguyệt". Căn cứ theo nội dung trên, các chuyên gia suy đoán vua Càn Long có thể đã ban thưởng bảo vật này cho vợ của Tất Nguyên.
Mục đích của Vua Càn Long khi làm như vậy có thể là vì muốn khen ngợi những cống hiến của Tất Nguyên vì triều đình. Đồng thời, bảo vật này nhắc nhở Tất Nguyên dù có tài năng, lập được nhiều công lao đến đâu thì cũng luôn phải tận trung với vua, dốc sức vì nhà Thanh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.