Lâu nay, những câu chuyện kể về các nữ chiến binh Viking thiện chiến, kề vai sát cánh cùng những người đàn ông đi chinh chiến khắp nơi thu hút sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, do không có bằng chứng nên điều này trở thành vấn đề gây tranh cãi. Chính vì vậy, một số người bác bỏ thông tin trên.Mới đây, lần đầu tiên các nhà khoa học xác nhận đã tìm thấy bằng chứng chứng minh sự tồn tại của những nữ chiến binh người Viking thông qua các mẫu ADN trong một khu mộ từ thế kỷ thứ 10.Những mẫu ADN trên được tìm thấy ở một thị trấn của người Viking ở Birka, Thụ Điển. Không những vậy, các chuyên gia còn phát hiện người này là một nữ chiến binh thiện chiến, có vóc dáng to lớn và có thể giữ chức vị rất cao trong bộ tộc.Nữ chiến binh này được chôn cất cùng với 2 con ngựa và rất nhiều vũ khí đặt xung quanh như kiếm, mũi tên."Đây là bằng chứng di truyền đầu tiên xác nhận sự tồn tại của nữ chiến binh tộc Viking", giáo sư Mattias Jakobsson từ ĐH Uppsala (Thụy Điển) cho biết.Những mẫu xương của nữ chiến binh Viking trên được khai quật từ những năm 1880. Ban đầu, do ngôi mộ có chứa nhiều vũ khí cũng như bộ xương có kích thước to lớn nên các chuyên gia suy đoán ngôi mộ này thuộc về một nam chiến binh Viking. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra, phân tích kỹ càng, họ phát hiện đây là hài cốt của một nữ chiến binh bộ tộc Viking."Những vật dụng chôn cùng cho thấy nữ chiến binh này có chức vị rất cao trong bộ tộc - có thể đưa ra chiến lược, hoặc dẫn quân ra chiến trường", người đứng đầu cuộc nghiên cứu Charlotte Hedenstierna-Jonson thuộc ĐH Stockholm cho biết.Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra người phụ nữ này qua đời ở độ tuổi 30 và có thân hình cao lớn - với chiều cao ít nhất là 1,7m.
Lâu nay, những câu chuyện kể về các nữ chiến binh Viking thiện chiến, kề vai sát cánh cùng những người đàn ông đi chinh chiến khắp nơi thu hút sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, do không có bằng chứng nên điều này trở thành vấn đề gây tranh cãi. Chính vì vậy, một số người bác bỏ thông tin trên.
Mới đây, lần đầu tiên các nhà khoa học xác nhận đã tìm thấy bằng chứng chứng minh sự tồn tại của những nữ chiến binh người Viking thông qua các mẫu ADN trong một khu mộ từ thế kỷ thứ 10.
Những mẫu ADN trên được tìm thấy ở một thị trấn của người Viking ở Birka, Thụ Điển. Không những vậy, các chuyên gia còn phát hiện người này là một nữ chiến binh thiện chiến, có vóc dáng to lớn và có thể giữ chức vị rất cao trong bộ tộc.
Nữ chiến binh này được chôn cất cùng với 2 con ngựa và rất nhiều vũ khí đặt xung quanh như kiếm, mũi tên.
"Đây là bằng chứng di truyền đầu tiên xác nhận sự tồn tại của nữ chiến binh tộc Viking", giáo sư Mattias Jakobsson từ ĐH Uppsala (Thụy Điển) cho biết.
Những mẫu xương của nữ chiến binh Viking trên được khai quật từ những năm 1880. Ban đầu, do ngôi mộ có chứa nhiều vũ khí cũng như bộ xương có kích thước to lớn nên các chuyên gia suy đoán ngôi mộ này thuộc về một nam chiến binh Viking. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra, phân tích kỹ càng, họ phát hiện đây là hài cốt của một nữ chiến binh bộ tộc Viking.
"Những vật dụng chôn cùng cho thấy nữ chiến binh này có chức vị rất cao trong bộ tộc - có thể đưa ra chiến lược, hoặc dẫn quân ra chiến trường", người đứng đầu cuộc nghiên cứu Charlotte Hedenstierna-Jonson thuộc ĐH Stockholm cho biết.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra người phụ nữ này qua đời ở độ tuổi 30 và có thân hình cao lớn - với chiều cao ít nhất là 1,7m.