Một trong những trận vây hãm kéo dài, có thương vong và mức hủy diệt lớn nhất lịch sử là cuộc vây hãm Leningrad do phát xít Đức thực hiện. Trận đánh cam go, ác liệt này diễn ra ở thành phố Leningrad của Liên Xô trong 872 ngày.Cuộc vây hãm Leningrad kết thúc với chiến thắng vang dội của quân và dân Liên Xô vào ngày 27/1/1944. Để làm nên chiến thắng lẫy lừng này, quân và dân Liên Xô đã đoàn kết, huy động mọi nguồn lực trong cuộc chiến chống quân phát xít Đức xâm lược.Cụ thể, để bao vây Leningrad, chính quyền Hitler đã triển khai hơn 700.000 quân tới thành phố chiến lược này. Cùng với đó, binh lính Đức quốc xã được trang bị nhiều vũ khí khí tài có sức hủy diệt lớn. Hitler muốn áp dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh nên thực hiện chiến dịch oanh tạc, vây hãm và cắt đứt các nguồn cung nhu yếu phẩm, đạn dược, vũ khí vào Leningrad để sớm chiếm được thành phố này.Tuy nhiên, mọi chuyện không diễn ra như dự định của giới chức Đức quốc xã. Hơn 900.000 binh sĩ Hồng quân Liên Xô phối hợp cùng khoảng 3 triệu người dân Leningrad chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ quê hương trước quân địch.Dù bị quân phát xít Đức bao vây trong nhiều tháng nhưng quân và dân Liên Xô vẫn kiên cường chiến đấu cũng như tìm cách liên lạc với bên ngoài thông qua hồ Ladoga để nhận được sự hỗ trợ về đạn dược, lương thực, thuốc men...Trong những ngày tháng bị kẻ địch vây hãm, quân và dân Liên Xô xây dựng hàng trăm km chiến hào, hào chống tăng, hàng rào dây thép gai, vật cản chống tăng, hàng nghìn hỏa điểm kiên cố bằng bê tông và ụ súng bằng gỗ đắp đất.Do vấp phải sự phòng thủ mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô nên quân phát xít Đức mãi không thể tiến công vào Leningrad. Cuộc chiến tại đây kéo dài khiến Đức quốc xã hao tổn lớn về quân sĩ, lương thực, đạn dược.Vào tháng 12/1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô phê duyệt kế hoạch chiến dịch Iskra (Tia lửa) nhằm giải vây cơ bản cho Leningrad, khôi phục hoàn toàn và chắc chắn tuyến giao thông giữa Leningrad với nội địa Liên Xô. Từ đây, quân và dân Liên Xô thực hiện các cuộc tấn công khiến quân Đức từng bước bị đẩy lui.Đến ngày 27/1/1944, lực lượng phát xít Đức thất bại hoàn toàn ở chiến trường Leningrad. Theo đó, cuộc vây hãm Leningrad của Đức bị phá vỡ sau 871 ngày đêm.Cuộc bao vây phong tỏa Leningrad đã khiến 2 bên tham chiến thiệt hại lớn. Liên Xô có khoảng 400.000 người thương vong và khoảng 24.000 người bị quân Đức bắt làm tù binh. Trong khi đó, Đức quốc xã có hơn 500.000 người chết và bị thương.Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.
Một trong những trận vây hãm kéo dài, có thương vong và mức hủy diệt lớn nhất lịch sử là cuộc vây hãm Leningrad do phát xít Đức thực hiện. Trận đánh cam go, ác liệt này diễn ra ở thành phố Leningrad của Liên Xô trong 872 ngày.
Cuộc vây hãm Leningrad kết thúc với chiến thắng vang dội của quân và dân Liên Xô vào ngày 27/1/1944. Để làm nên chiến thắng lẫy lừng này, quân và dân Liên Xô đã đoàn kết, huy động mọi nguồn lực trong cuộc chiến chống quân phát xít Đức xâm lược.
Cụ thể, để bao vây Leningrad, chính quyền Hitler đã triển khai hơn 700.000 quân tới thành phố chiến lược này. Cùng với đó, binh lính Đức quốc xã được trang bị nhiều vũ khí khí tài có sức hủy diệt lớn. Hitler muốn áp dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh nên thực hiện chiến dịch oanh tạc, vây hãm và cắt đứt các nguồn cung nhu yếu phẩm, đạn dược, vũ khí vào Leningrad để sớm chiếm được thành phố này.
Tuy nhiên, mọi chuyện không diễn ra như dự định của giới chức Đức quốc xã. Hơn 900.000 binh sĩ Hồng quân Liên Xô phối hợp cùng khoảng 3 triệu người dân Leningrad chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ quê hương trước quân địch.
Dù bị quân phát xít Đức bao vây trong nhiều tháng nhưng quân và dân Liên Xô vẫn kiên cường chiến đấu cũng như tìm cách liên lạc với bên ngoài thông qua hồ Ladoga để nhận được sự hỗ trợ về đạn dược, lương thực, thuốc men...
Trong những ngày tháng bị kẻ địch vây hãm, quân và dân Liên Xô xây dựng hàng trăm km chiến hào, hào chống tăng, hàng rào dây thép gai, vật cản chống tăng, hàng nghìn hỏa điểm kiên cố bằng bê tông và ụ súng bằng gỗ đắp đất.
Do vấp phải sự phòng thủ mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô nên quân phát xít Đức mãi không thể tiến công vào Leningrad. Cuộc chiến tại đây kéo dài khiến Đức quốc xã hao tổn lớn về quân sĩ, lương thực, đạn dược.
Vào tháng 12/1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô phê duyệt kế hoạch chiến dịch Iskra (Tia lửa) nhằm giải vây cơ bản cho Leningrad, khôi phục hoàn toàn và chắc chắn tuyến giao thông giữa Leningrad với nội địa Liên Xô. Từ đây, quân và dân Liên Xô thực hiện các cuộc tấn công khiến quân Đức từng bước bị đẩy lui.
Đến ngày 27/1/1944, lực lượng phát xít Đức thất bại hoàn toàn ở chiến trường Leningrad. Theo đó, cuộc vây hãm Leningrad của Đức bị phá vỡ sau 871 ngày đêm.
Cuộc bao vây phong tỏa Leningrad đã khiến 2 bên tham chiến thiệt hại lớn. Liên Xô có khoảng 400.000 người thương vong và khoảng 24.000 người bị quân Đức bắt làm tù binh. Trong khi đó, Đức quốc xã có hơn 500.000 người chết và bị thương.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.