Vào cuối những năm 1950, quân đội Liên Xô bắt tay thực hiện dự án chế tạo siêu xe tăng có tên Object 279. Liên Xô triển khai dự án này trong bối cảnh nước này và Mỹ đang có cuộc chạy đua vũ trang trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.Object 279 là mẫu xe tăng siêu nặng cuối cùng của Liên Xô. Theo thiết kế, đây là mẫu xe tăng hạng nặng có lớp giáp phía trước tháp pháo dày tới 305 mm.Với lớp giáp dày như trên, Object 279 của Liên Xô có thể chống chọi với mọi loại đạn và tên lửa chống tăng vào thời điểm ấy.Đặc biệt, xe tăng Object 279 được thiết kế chịu được sức công phá của bom hạt nhân tương đương với vũ khí nguyên tử Mỹ thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản năm 1945.Liên Xô tập trung phát triển mẫu xe tăng này để sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy bất cứ lúc nào.Object 279 có tầm hoạt động khoảng 300 km với tốc độ di chuyển tối đa là 55 km/h. Một kíp chiến đấu trên xe tăng này gồm 4 người (chỉ huy, lái xe, xạ thủ và pháo thủ nạp đạn).Về vũ khí, Object 279 được trang bị một pháo chính M-65 cỡ nòng 130 mm, súng máy hạng nặng cỡ nòng 14,5 mm.Thêm nữa, mẫu xe tăng Object 279 được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động và hệ thống điều khiểu hỏa lực, thiết bị trinh sát chiến trường có khả năng tác chiến vào ban đêm.Điểm hạn chế của mẫu xe tăng Object 279 là trọng lượng khá nặng khi nặng tới 70 tấn. Điều này khiến cỗ xe tăng di chuyển chậm và không cơ động. Thêm nữa, việc sửa chữa vũ khí này gặp nhiều khó khăn do máy móc nằm sâu bên trong lớp giáp dày.Theo đó, Liên Xô chỉ sản xuất 2 chiếc xe tăng Object 279 để thử nghiệm vào năm 1959. Về sau, nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev ra lệnh cấm sản xuất mọi loại xe thiết giáp nặng trên 37 tấn. Do vậy, dự án Object 279 bị "khai tử".Video: Xe tăng huyền thoại T34 (nguồn: QPVN)
Vào cuối những năm 1950, quân đội Liên Xô bắt tay thực hiện dự án chế tạo siêu xe tăng có tên Object 279. Liên Xô triển khai dự án này trong bối cảnh nước này và Mỹ đang có cuộc chạy đua vũ trang trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Object 279 là mẫu xe tăng siêu nặng cuối cùng của Liên Xô. Theo thiết kế, đây là mẫu xe tăng hạng nặng có lớp giáp phía trước tháp pháo dày tới 305 mm.
Với lớp giáp dày như trên, Object 279 của Liên Xô có thể chống chọi với mọi loại đạn và tên lửa chống tăng vào thời điểm ấy.
Đặc biệt, xe tăng Object 279 được thiết kế chịu được sức công phá của bom hạt nhân tương đương với vũ khí nguyên tử Mỹ thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản năm 1945.
Liên Xô tập trung phát triển mẫu xe tăng này để sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy bất cứ lúc nào.
Object 279 có tầm hoạt động khoảng 300 km với tốc độ di chuyển tối đa là 55 km/h. Một kíp chiến đấu trên xe tăng này gồm 4 người (chỉ huy, lái xe, xạ thủ và pháo thủ nạp đạn).
Về vũ khí, Object 279 được trang bị một pháo chính M-65 cỡ nòng 130 mm, súng máy hạng nặng cỡ nòng 14,5 mm.
Thêm nữa, mẫu xe tăng Object 279 được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động và hệ thống điều khiểu hỏa lực, thiết bị trinh sát chiến trường có khả năng tác chiến vào ban đêm.
Điểm hạn chế của mẫu xe tăng Object 279 là trọng lượng khá nặng khi nặng tới 70 tấn. Điều này khiến cỗ xe tăng di chuyển chậm và không cơ động. Thêm nữa, việc sửa chữa vũ khí này gặp nhiều khó khăn do máy móc nằm sâu bên trong lớp giáp dày.
Theo đó, Liên Xô chỉ sản xuất 2 chiếc xe tăng Object 279 để thử nghiệm vào năm 1959. Về sau, nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev ra lệnh cấm sản xuất mọi loại xe thiết giáp nặng trên 37 tấn. Do vậy, dự án Object 279 bị "khai tử".
Video: Xe tăng huyền thoại T34 (nguồn: QPVN)