Sau khi lên nắm quyền, trùm phát xít Hitler đã đẩy nước Đức và nhiều nước khác trên thế giới vào Thế chiến 2 - một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Trong số các mặt trận, phát xít Đức chiến đấu ở chiến trường châu Phi phải tuân thủ những lệnh cấm đặc biệt khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí khó tin.Theo các nhà nghiên cứu, giới chức Đức quốc xã đã soạn thảo và cho lưu hành một bản ghi nhớ đặc biệt dành cho binh sĩ làm nhiệm vụ ở châu Phi. Trong bản ghi nhớ có viết chi tiết những quy định nghiêm ngặt nhằm bảo đảm sức khỏe và an toàn cho binh lính.Một lệnh cấm mà Đức quốc xã ban ra liên quan đến nước. Đặc điểm tình hình khí hậu châu Phi nổi tiếng với nắng nóng khắc nghiệt. Theo đó, thời tiết này có thể khiến con người mất nước nghiêm trọng.Điều này có thể khiến binh sĩ Đức sẵn sàng uống bất cứ thứ gì để thỏa mãn cơn khát nhưng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.Do đó, quan chức Đức quốc xã ra lệnh cấm binh sĩ uống nước lã vì điều này có thể khiến họ bị ngộ độc hoặc nhiễm trùng.Tiếp đến, binh sĩ không được uống nước khoáng, nước chanh khi chưa có lệnh của người chỉ huy. Họ cũng không được phép mua đồ giải khát do người dân địa phương chế biến.Thậm chí, Đức quốc xã cấm binh sĩ bơi trong các hồ chứa nước ngọt, nơi sinh sống của nhiều loài động vật nguy hiểm cũng như vi khuẩn có hại.Ngoài lệnh cấm liên quan đến nước, quan chức cấp cao phát xít Đức còn quy định binh sĩ cần tránh tiêu thụ trái cây chưa rửa sạch, đặc biệt là hoa quả mua từ những người bán hàng địa phương trên đường phố. Tiếp đến, lính Đức quốc xã bị cấm ăn các loại thịt sống, sữa tươi.Điều khó tin là giới chức Đức quốc xã còn cấm binh lính Đức đi chân trần để không bị bọ cạp, rắn độc hay các động vật nguy hiểm tấn công. Ngoài ra, họ còn cấp phát cho binh sĩ một loại bột đặc biệt để xua đuổi côn trùng, động vật nguy hiểm.Lính Đức quốc xã cũng bị cấm có quan hệ mật thiết với các cô gái địa phương hay ở qua đêm tại nhà của họ.Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Sau khi lên nắm quyền, trùm phát xít Hitler đã đẩy nước Đức và nhiều nước khác trên thế giới vào Thế chiến 2 - một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Trong số các mặt trận, phát xít Đức chiến đấu ở chiến trường châu Phi phải tuân thủ những lệnh cấm đặc biệt khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí khó tin.
Theo các nhà nghiên cứu, giới chức Đức quốc xã đã soạn thảo và cho lưu hành một bản ghi nhớ đặc biệt dành cho binh sĩ làm nhiệm vụ ở châu Phi. Trong bản ghi nhớ có viết chi tiết những quy định nghiêm ngặt nhằm bảo đảm sức khỏe và an toàn cho binh lính.
Một lệnh cấm mà Đức quốc xã ban ra liên quan đến nước. Đặc điểm tình hình khí hậu châu Phi nổi tiếng với nắng nóng khắc nghiệt. Theo đó, thời tiết này có thể khiến con người mất nước nghiêm trọng.
Điều này có thể khiến binh sĩ Đức sẵn sàng uống bất cứ thứ gì để thỏa mãn cơn khát nhưng có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Do đó, quan chức Đức quốc xã ra lệnh cấm binh sĩ uống nước lã vì điều này có thể khiến họ bị ngộ độc hoặc nhiễm trùng.
Tiếp đến, binh sĩ không được uống nước khoáng, nước chanh khi chưa có lệnh của người chỉ huy. Họ cũng không được phép mua đồ giải khát do người dân địa phương chế biến.
Thậm chí, Đức quốc xã cấm binh sĩ bơi trong các hồ chứa nước ngọt, nơi sinh sống của nhiều loài động vật nguy hiểm cũng như vi khuẩn có hại.
Ngoài lệnh cấm liên quan đến nước, quan chức cấp cao phát xít Đức còn quy định binh sĩ cần tránh tiêu thụ trái cây chưa rửa sạch, đặc biệt là hoa quả mua từ những người bán hàng địa phương trên đường phố. Tiếp đến, lính Đức quốc xã bị cấm ăn các loại thịt sống, sữa tươi.
Điều khó tin là giới chức Đức quốc xã còn cấm binh lính Đức đi chân trần để không bị bọ cạp, rắn độc hay các động vật nguy hiểm tấn công. Ngoài ra, họ còn cấp phát cho binh sĩ một loại bột đặc biệt để xua đuổi côn trùng, động vật nguy hiểm.
Lính Đức quốc xã cũng bị cấm có quan hệ mật thiết với các cô gái địa phương hay ở qua đêm tại nhà của họ.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.