Hoàng đế Đồng Trị tức Thanh Mục Tông có tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần. Ông là hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh. Sau khi vua cha là hoàng đế Hàm Phong băng hà năm 1861, thái tử Tải Thuần kế thừa ngai vàng.Do lên ngôi khi mới 5 tuổi nên hoàng đế Đồng Trị không thể xử lý triều chính. Theo đó, mẹ của ông là Từ Hy Thái hậu cùng 8 đại thần chăm lo xử lý các vấn đề trọng đại của quốc gia.Về sau, Từ Hy Thái hậu loại bỏ các vị đại thần để một mình buông rèm nhiếp chính. Sống dưới cái bóng của một người mẹ quyền lực và mạnh mẽ, hoàng đế Đồng Trị không thể tự đưa ra các quyết định dù đã thành niên.Lâu dần, hoàng đế Đồng Trị ngày càng xa cách với Từ Hy Thái hậu do bị kiểm soát chặt. Theo các sử sách, ông thường trốn ra ngoài vui chơi ở các kỹ viện. Chính điều này được cho là khiến nhà vua mắc căn bệnh giang mai và chết trẻ vào năm 21 tuổi.Sau khi qua đời vào năm 1874, thi hài hoàng đế Đồng Trị được mai táng trong lăng mộ bề thế được gọi là Huệ Lăng. 75 ngày sau khi chồng chết, hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị đột ngột qua đời. Bà được hợp táng cùng với hoàng đế Đồng Trị trong Huệ Lăng.Nhiều thập kỷ sau, Huệ Lăng không có người chăm sóc. Vì vậy, những tên mộ tặc tìm kiếm lăng mộ này nhằm đánh cắp những món đồ tùy táng giá trị để có tiền tiêu xài.Sau một thời gian tìm kiếm, những kẻ trộm mộ tìm thấy Huệ Lăng và đột nhập vào bên trong. Chúng vơ vét nhiều ngọc ngà châu báu trong mộ.Thế nhưng, khi mở nắp quan tài của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị, nhóm trộm mộ "sợ chết khiếp". Nguyên do là bởi thi hài của vương hậu còn khá nguyên vẹn trông giống như mới qua đời cách đây không lâu.Theo các chuyên gia, sở dĩ thi hài của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị không bị phân hủy nhiều là do được đặt nhiều ngọc quý bên cạnh. Thêm nữa, cỗ quan tài 2 lớp khiến không khí không thể lọt vào bên trong nên giúp ngăn chặn quá trình phân hủy.Do sợ hãi khi nhìn thấy thi hài hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị nên những kẻ trộm mộ vội vã rời khỏi Huệ Lăng với số châu báu lấy được. Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.
Hoàng đế Đồng Trị tức Thanh Mục Tông có tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần. Ông là hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh. Sau khi vua cha là hoàng đế Hàm Phong băng hà năm 1861, thái tử Tải Thuần kế thừa ngai vàng.
Do lên ngôi khi mới 5 tuổi nên hoàng đế Đồng Trị không thể xử lý triều chính. Theo đó, mẹ của ông là Từ Hy Thái hậu cùng 8 đại thần chăm lo xử lý các vấn đề trọng đại của quốc gia.
Về sau, Từ Hy Thái hậu loại bỏ các vị đại thần để một mình buông rèm nhiếp chính. Sống dưới cái bóng của một người mẹ quyền lực và mạnh mẽ, hoàng đế Đồng Trị không thể tự đưa ra các quyết định dù đã thành niên.
Lâu dần, hoàng đế Đồng Trị ngày càng xa cách với Từ Hy Thái hậu do bị kiểm soát chặt. Theo các sử sách, ông thường trốn ra ngoài vui chơi ở các kỹ viện. Chính điều này được cho là khiến nhà vua mắc căn bệnh giang mai và chết trẻ vào năm 21 tuổi.
Sau khi qua đời vào năm 1874, thi hài hoàng đế Đồng Trị được mai táng trong lăng mộ bề thế được gọi là Huệ Lăng. 75 ngày sau khi chồng chết, hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị đột ngột qua đời. Bà được hợp táng cùng với hoàng đế Đồng Trị trong Huệ Lăng.
Nhiều thập kỷ sau, Huệ Lăng không có người chăm sóc. Vì vậy, những tên mộ tặc tìm kiếm lăng mộ này nhằm đánh cắp những món đồ tùy táng giá trị để có tiền tiêu xài.
Sau một thời gian tìm kiếm, những kẻ trộm mộ tìm thấy Huệ Lăng và đột nhập vào bên trong. Chúng vơ vét nhiều ngọc ngà châu báu trong mộ.
Thế nhưng, khi mở nắp quan tài của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị, nhóm trộm mộ "sợ chết khiếp". Nguyên do là bởi thi hài của vương hậu còn khá nguyên vẹn trông giống như mới qua đời cách đây không lâu.
Theo các chuyên gia, sở dĩ thi hài của hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị không bị phân hủy nhiều là do được đặt nhiều ngọc quý bên cạnh. Thêm nữa, cỗ quan tài 2 lớp khiến không khí không thể lọt vào bên trong nên giúp ngăn chặn quá trình phân hủy.
Do sợ hãi khi nhìn thấy thi hài hoàng hậu A Lỗ Đặc Thị nên những kẻ trộm mộ vội vã rời khỏi Huệ Lăng với số châu báu lấy được.
Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.