Vào ngày 7/11/1940, cả nước Mỹ đã bàng hoàng khi cầu Tacoma Narrows, câu cầu treo được coi là một “kỳ quan xây dựng” thời hiện đại, bị sập do gió lớn, chỉ 4 tháng sau khi được đưa vào hoạt động.Ngược dòng thời gian, công trình này được xây dựng tại bang Washington vào thập niên 1930, chính thức khánh thành ngày 1/7/1940. Cầu bắc qua vịnh hẹp Puget, cách thành phố Seattle 40 dặm về phía Nam.Với chiều dài 1,8 km, Tacoma Narrows là cây cầu treo dài thứ ba trên thế giới lúc bấy giờ. Cầu sở hữu thiết kế đẹp và thanh mảnh. Các kỹ sư thời đó cho rằng thiết kế này hoàn toàn an toàn.Thiên nhiên đã chứng minh rằng tính toán của con người là hoàn toàn sai lầm. Sáng 7/11/1940, những cơn gió lớn đã ập đến vịnh Puget, khiến cây cầu mới xây bị rung lắc dữ dội. Khoảng 11 giờ trưa, các khối bê tông bắt đầu rơi khỏi cầu.Chỉ vài phút sau, một đoạn cầu dài 183 mét bất ngờ gãy và rơi xuống. Cây cầu chao đảo như đang phải trải qua một trận động đất. Có thời điểm vỉa hè ở một đầu cầu bị nâng lên cao hơn 8,5 mét so với vỉa hè phía bên kia.Dù sở hữu các trụ cầu làm bằng thép carbon vô cùng vững chắc, cầu Tacoma Narrows vẫn bị khuất phục trước sức mạnh kinh hồn của thiên nhiên. Cuối cùng, cây cầu sụp đổ xuống lòng vịnh Puget.Sau khi khi cầu sập, người ta nhận ra rằng có lẽ nhóm kỹ sư xâu cầu đã không cân nhắc về lực khí động học xuất hiện trong thời điểm có gió mạnh.Vào thời đó, các lực kiểu này thường không được các kỹ sư và nhà thiết kế tính đến khi xây dựng công trình.Các thử nghiệm sau đó cho thấy một cây cầu như vậy rất dễ bị rung lắc trước gió. Khi phải hứng chịu những cơn gió mạnh từ một hướng nhất định, việc tần số dao động đạt tới mức gây sập là không thể tránh khỏi.Vào ngày 14/10/1950, một cây cầu thay thế cho cầu Tacoma Narrows đã được khai trương, sau hơn hai năm xây dựng. Đây là cây cầu treo dài thứ năm ở Mỹ, dài hơn 12 mét so với cây cầu xấu số trước đó.Khi xây dựng cây cầu mới, các kỹ sư đã áp dụng các bài học kinh nghiệm trong vụ sập cầu Tacoma Narrows. Điều này cũng trở thành quy chuẩn cho tất cả các cây cầu treo xây dựng về sau.Ngày nay, những mảnh vụn của Tacoma Narrows vẫn nằm dưới đáy vịnh Puget, tạo nên một trong những rặng san hô nhân tạo lớn nhất thế giới. Nơi đây đã được đưa vào danh sách Địa điểm lịch sử cấp quốc gia của Mỹ.Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 7/11/1940, cả nước Mỹ đã bàng hoàng khi cầu Tacoma Narrows, câu cầu treo được coi là một “kỳ quan xây dựng” thời hiện đại, bị sập do gió lớn, chỉ 4 tháng sau khi được đưa vào hoạt động.
Ngược dòng thời gian, công trình này được xây dựng tại bang Washington vào thập niên 1930, chính thức khánh thành ngày 1/7/1940. Cầu bắc qua vịnh hẹp Puget, cách thành phố Seattle 40 dặm về phía Nam.
Với chiều dài 1,8 km, Tacoma Narrows là cây cầu treo dài thứ ba trên thế giới lúc bấy giờ. Cầu sở hữu thiết kế đẹp và thanh mảnh. Các kỹ sư thời đó cho rằng thiết kế này hoàn toàn an toàn.
Thiên nhiên đã chứng minh rằng tính toán của con người là hoàn toàn sai lầm. Sáng 7/11/1940, những cơn gió lớn đã ập đến vịnh Puget, khiến cây cầu mới xây bị rung lắc dữ dội. Khoảng 11 giờ trưa, các khối bê tông bắt đầu rơi khỏi cầu.
Chỉ vài phút sau, một đoạn cầu dài 183 mét bất ngờ gãy và rơi xuống. Cây cầu chao đảo như đang phải trải qua một trận động đất. Có thời điểm vỉa hè ở một đầu cầu bị nâng lên cao hơn 8,5 mét so với vỉa hè phía bên kia.
Dù sở hữu các trụ cầu làm bằng thép carbon vô cùng vững chắc, cầu Tacoma Narrows vẫn bị khuất phục trước sức mạnh kinh hồn của thiên nhiên. Cuối cùng, cây cầu sụp đổ xuống lòng vịnh Puget.
Sau khi khi cầu sập, người ta nhận ra rằng có lẽ nhóm kỹ sư xâu cầu đã không cân nhắc về lực khí động học xuất hiện trong thời điểm có gió mạnh.Vào thời đó, các lực kiểu này thường không được các kỹ sư và nhà thiết kế tính đến khi xây dựng công trình.
Các thử nghiệm sau đó cho thấy một cây cầu như vậy rất dễ bị rung lắc trước gió. Khi phải hứng chịu những cơn gió mạnh từ một hướng nhất định, việc tần số dao động đạt tới mức gây sập là không thể tránh khỏi.
Vào ngày 14/10/1950, một cây cầu thay thế cho cầu Tacoma Narrows đã được khai trương, sau hơn hai năm xây dựng. Đây là cây cầu treo dài thứ năm ở Mỹ, dài hơn 12 mét so với cây cầu xấu số trước đó.
Khi xây dựng cây cầu mới, các kỹ sư đã áp dụng các bài học kinh nghiệm trong vụ sập cầu Tacoma Narrows. Điều này cũng trở thành quy chuẩn cho tất cả các cây cầu treo xây dựng về sau.
Ngày nay, những mảnh vụn của Tacoma Narrows vẫn nằm dưới đáy vịnh Puget, tạo nên một trong những rặng san hô nhân tạo lớn nhất thế giới. Nơi đây đã được đưa vào danh sách Địa điểm lịch sử cấp quốc gia của Mỹ.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.