Cái Răng là một địa danh có từ lâu đời của mảnh đất Cần Thơ, được người dân cả nước biết đến qua chợ nổi Cái Răng. Đây cũng là tên gọi một quận của thành phố lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Xung quanh tên gọi Cái Răng, có một truyền thuyết ly kỳ được truyền qua nhiều thế hệ.Trên báo Cần Thơ, tác giả Trần Ngu Lạc đã kể lại chi tiết truyền thuyết này. Theo đó, ngày xưa, ở Vàm sông Cần Thơ, nơi giáp giới giữa hai làng Thường Thạnh và Tân An có một con cá sấu rất lớn và hung dữ.Khi sấu nổi lên nó to bằng chiếc xuồng ba lá, dài 5 đến 6 thước. Nhiều người đi qua khúc sông này bằng xuồng, ghe đã bị thủy quái khổng lồ nổi lên quật chìm và cắp đi mất xác.Điều lạ là con cá sấu rất mê xem hát bội. Những lần đình làng tổ chức cúng lễ thượng điền, hạ điền có mời gánh hát bội về diễn, nó đều trườn lên bãi nằm xem. Đám đông đang xem hát trên sân đình hoảng loạn, bỏ chạy tứ phía.Nhưng thấy con cá sấu chẳng làm hại ai, chỉ nổi lên xem hát bội nên người ta quay lại, chẳng còn sợ hãi nữa. Ông xã trưởng còn sai người làng ném đồ cúng xuống cho sấu ăn. Dân làng quen dần với việc sấu xem hát bội cúng đình hàng năm.Một ngày nọ, trong làng có anh lực điền yêu và làm đám cưới với cô thôn nữ ở làng bên. Đám rước dâu có hàng chục ghe, có dàn nhạc lễ, trống kèn... vui như hội. Bất ngờ con cá sấu nổi lên, quật đuôi thật mạnh làm chìm 3-4 chiếc ghe.Những người đi trong đám rước ném bỏ lễ vật, cố chèo chống, bơi lội thoát thân. Khi đã lên được trên bờ, điểm mặt từng người lại thì thấy mất tích cô dâu. Chú rể đau đớn, vật vã khôn nguôi.Khi đã trấn tĩnh lại, chàng trai thề giết cho bằng được con cá sấu để trả thù cho người yêu. Nói là làm, anh gom góp hết vốn liếng, gia sản đi mời cho bằng được ba gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng ở các làng hợp sức với mình.Theo sự sắp đặt của anh, gánh hát bội đầu tiên dựng rạp hát phía trong vàm rạch từ rất sớm. Con cá sấu nghe tiếng trống, tiếng đàn, nổi lên bơi vào xem. Khi gánh hát đầu tiên hạ màn, thì cách đó không xa, đi sâu vào con rạch, gánh hát bội thứ hai bắt đầu khai diễn.Trong khi đó, hàng trăm trai làng lặng lẽ đốn gỗ, xóc trụ, đào đất đắp một con đập ngoài đầu vàm. Khi con cá sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời vừa sáng, nước đang ròng chỉ còn khoảng một phần ba sông, con đập cũng vừa hoàn thành.Con cá sấu uể oải bơi ra sông cái sau một đêm trắng xem hát. Nhưng nó bị con đập chặn lại khi ra đến đầu vàm. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vạt nhọn, những mũi chĩa đinh ba... phóng tới tấp vào con vật trong tiếng hò hét vang động...Khi con quái vật đã chết, chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt con cá sấu. Từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi là Cái Răng…Đó chính là nguồn gốc tên gọi các địa danh Cái Răng, Đầu Sấu, Cái Da... ở thành phố Cần Thơ ngày nay.Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Cái Răng là một địa danh có từ lâu đời của mảnh đất Cần Thơ, được người dân cả nước biết đến qua chợ nổi Cái Răng. Đây cũng là tên gọi một quận của thành phố lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Xung quanh tên gọi Cái Răng, có một truyền thuyết ly kỳ được truyền qua nhiều thế hệ.
Trên báo Cần Thơ, tác giả Trần Ngu Lạc đã kể lại chi tiết truyền thuyết này. Theo đó, ngày xưa, ở Vàm sông Cần Thơ, nơi giáp giới giữa hai làng Thường Thạnh và Tân An có một con cá sấu rất lớn và hung dữ.
Khi sấu nổi lên nó to bằng chiếc xuồng ba lá, dài 5 đến 6 thước. Nhiều người đi qua khúc sông này bằng xuồng, ghe đã bị thủy quái khổng lồ nổi lên quật chìm và cắp đi mất xác.
Điều lạ là con cá sấu rất mê xem hát bội. Những lần đình làng tổ chức cúng lễ thượng điền, hạ điền có mời gánh hát bội về diễn, nó đều trườn lên bãi nằm xem. Đám đông đang xem hát trên sân đình hoảng loạn, bỏ chạy tứ phía.
Nhưng thấy con cá sấu chẳng làm hại ai, chỉ nổi lên xem hát bội nên người ta quay lại, chẳng còn sợ hãi nữa. Ông xã trưởng còn sai người làng ném đồ cúng xuống cho sấu ăn. Dân làng quen dần với việc sấu xem hát bội cúng đình hàng năm.
Một ngày nọ, trong làng có anh lực điền yêu và làm đám cưới với cô thôn nữ ở làng bên. Đám rước dâu có hàng chục ghe, có dàn nhạc lễ, trống kèn... vui như hội. Bất ngờ con cá sấu nổi lên, quật đuôi thật mạnh làm chìm 3-4 chiếc ghe.
Những người đi trong đám rước ném bỏ lễ vật, cố chèo chống, bơi lội thoát thân. Khi đã lên được trên bờ, điểm mặt từng người lại thì thấy mất tích cô dâu. Chú rể đau đớn, vật vã khôn nguôi.
Khi đã trấn tĩnh lại, chàng trai thề giết cho bằng được con cá sấu để trả thù cho người yêu. Nói là làm, anh gom góp hết vốn liếng, gia sản đi mời cho bằng được ba gánh hát bội nổi tiếng trong vùng và vận động trai tráng ở các làng hợp sức với mình.
Theo sự sắp đặt của anh, gánh hát bội đầu tiên dựng rạp hát phía trong vàm rạch từ rất sớm. Con cá sấu nghe tiếng trống, tiếng đàn, nổi lên bơi vào xem. Khi gánh hát đầu tiên hạ màn, thì cách đó không xa, đi sâu vào con rạch, gánh hát bội thứ hai bắt đầu khai diễn.
Trong khi đó, hàng trăm trai làng lặng lẽ đốn gỗ, xóc trụ, đào đất đắp một con đập ngoài đầu vàm. Khi con cá sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời vừa sáng, nước đang ròng chỉ còn khoảng một phần ba sông, con đập cũng vừa hoàn thành.
Con cá sấu uể oải bơi ra sông cái sau một đêm trắng xem hát. Nhưng nó bị con đập chặn lại khi ra đến đầu vàm. Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vạt nhọn, những mũi chĩa đinh ba... phóng tới tấp vào con vật trong tiếng hò hét vang động...
Khi con quái vật đã chết, chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt con cá sấu. Từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi là Cái Răng…
Đó chính là nguồn gốc tên gọi các địa danh Cái Răng, Đầu Sấu, Cái Da... ở thành phố Cần Thơ ngày nay.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.