Nằm ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, mộ cổ Đống Thếch là một khu mộ cổ của người Mường, Có từ thế kỷ 17. Xung quanh khu mộ này là những câu chuyện mang màu sắc liêu trai đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.Theo lời kể của dân địa phương, thời xưa, nơi này có đến hàng trăm ngôi mộ đá của dòng họ Đinh Công, dòng họ danh tiếng bậc nhất trong tứ Mường (Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động) ở đất Hòa Bình.Tất cả ngôi mộ đều được đánh dấu bằng những cột đá cao từ 1 – 3 mét, phía đầu mộ đá to, chân mộ chôn đá nhỏ. Hai bên cũng được bao bọc bởi hàng rào đá xếp ken dày. Số lượng cột đá được chôn xuống nhiều hay ít tỉ lệ với danh tiếng, uy quyền của người quá cố.Theo tài liệu cổ của người Mường, ngày xưa, các vị quan lang ở xứ Mường Động rộng lớn đã chọn khu vực núi non hình miệng rồng này làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng nhằm giữ long mạch cho con cháu đời sau mãi được thịnh vượng.Trong các nấm mộ, đồ dùng được chôn theo khá nhiều như xoong, nồi, âu, chậu, ly, cốc, tiền... Người nào có thế lực, của cải thì thường chôn theo nhiều vật quý. Thậm chí, người ta còn chôn sống cả các trinh nữ xinh đẹp.Những cô gái này vừa có nhiệm vụ hầu hạ cho chủ nhân, vừa được xem như thần giữ của. Trước khi chôn, các cô gái được cho tắm rửa sạch sẽ, ăn của ngon vật lạ và được ngậm sâm khi chôn...Sau này khi khai quật mộ, người ta phát hiện ra rất nhiều hình nộm người mà theo lời đồn, các hình nộm này đều được yểm bùa, ngâm trong chất độc, ai chạm vào chất độc sẽ ngấm vào người cho đến chết.Nhiều câu chuyện đáng sợ được lan truyền về những người vào khu mộ phá phách như lấy dây quấn xung quanh hoặc dùng dao chém vào các cây cột đá sẽ bị thánh thần làm cho mê mẩn đầu óc không biết đường ra.Nếu không được người khác phát hiện và tìm cách “giải cứu” thì những kẻ đó sẽ vĩnh viễn biến mất một cách khó hiểu trong khu mộ rộng chỉ “một tầm tiếng hú”.Có câu chuyện kể rằng, một đoàn người ngựa nghỉ đêm bên những cột đá, đến sáng hôm sau người ta chỉ còn thấy hành lý và những con ngựa nhẩn nha gặm cỏ, tuyệt nhiên không thấy một bóng người.Đến khi dân bản đánh liều vào xem thì phát hiện hành lý của đoàn người toàn là cuốc thuổng. Hoá ra bọn chúng là lũ trộm chuyên đào mồ trộm đồ cải táng.Số phận những tên trộm đó qua lời kể của mỗi người lại khác nhau chút ít, người bảo bị thần giữ của “vật” chết mất xác, người bảo bị hùm beo bắt tha lên rừng ăn thịt...Có lẽ, đây chỉ là câu chuyện người dân Mường trong vùng nghĩ ra để răn đe các nhóm trộm mộ. Tiếc rằng biện pháp này cũng chẳng ăn thua. Trải qua thời gian, khu mộ Đống Thếch đã bị trộm phá hoang tàn, nay chỉ còn vài chục cây cột đá còn đứng vững....
Nằm ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, mộ cổ Đống Thếch là một khu mộ cổ của người Mường, Có từ thế kỷ 17. Xung quanh khu mộ này là những câu chuyện mang màu sắc liêu trai đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Theo lời kể của dân địa phương, thời xưa, nơi này có đến hàng trăm ngôi mộ đá của dòng họ Đinh Công, dòng họ danh tiếng bậc nhất trong tứ Mường (Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động) ở đất Hòa Bình.
Tất cả ngôi mộ đều được đánh dấu bằng những cột đá cao từ 1 – 3 mét, phía đầu mộ đá to, chân mộ chôn đá nhỏ. Hai bên cũng được bao bọc bởi hàng rào đá xếp ken dày. Số lượng cột đá được chôn xuống nhiều hay ít tỉ lệ với danh tiếng, uy quyền của người quá cố.
Theo tài liệu cổ của người Mường, ngày xưa, các vị quan lang ở xứ Mường Động rộng lớn đã chọn khu vực núi non hình miệng rồng này làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng nhằm giữ long mạch cho con cháu đời sau mãi được thịnh vượng.
Trong các nấm mộ, đồ dùng được chôn theo khá nhiều như xoong, nồi, âu, chậu, ly, cốc, tiền... Người nào có thế lực, của cải thì thường chôn theo nhiều vật quý. Thậm chí, người ta còn chôn sống cả các trinh nữ xinh đẹp.
Những cô gái này vừa có nhiệm vụ hầu hạ cho chủ nhân, vừa được xem như thần giữ của. Trước khi chôn, các cô gái được cho tắm rửa sạch sẽ, ăn của ngon vật lạ và được ngậm sâm khi chôn...
Sau này khi khai quật mộ, người ta phát hiện ra rất nhiều hình nộm người mà theo lời đồn, các hình nộm này đều được yểm bùa, ngâm trong chất độc, ai chạm vào chất độc sẽ ngấm vào người cho đến chết.
Nhiều câu chuyện đáng sợ được lan truyền về những người vào khu mộ phá phách như lấy dây quấn xung quanh hoặc dùng dao chém vào các cây cột đá sẽ bị thánh thần làm cho mê mẩn đầu óc không biết đường ra.
Nếu không được người khác phát hiện và tìm cách “giải cứu” thì những kẻ đó sẽ vĩnh viễn biến mất một cách khó hiểu trong khu mộ rộng chỉ “một tầm tiếng hú”.
Có câu chuyện kể rằng, một đoàn người ngựa nghỉ đêm bên những cột đá, đến sáng hôm sau người ta chỉ còn thấy hành lý và những con ngựa nhẩn nha gặm cỏ, tuyệt nhiên không thấy một bóng người.
Đến khi dân bản đánh liều vào xem thì phát hiện hành lý của đoàn người toàn là cuốc thuổng. Hoá ra bọn chúng là lũ trộm chuyên đào mồ trộm đồ cải táng.
Số phận những tên trộm đó qua lời kể của mỗi người lại khác nhau chút ít, người bảo bị thần giữ của “vật” chết mất xác, người bảo bị hùm beo bắt tha lên rừng ăn thịt...
Có lẽ, đây chỉ là câu chuyện người dân Mường trong vùng nghĩ ra để răn đe các nhóm trộm mộ. Tiếc rằng biện pháp này cũng chẳng ăn thua. Trải qua thời gian, khu mộ Đống Thếch đã bị trộm phá hoang tàn, nay chỉ còn vài chục cây cột đá còn đứng vững....