Những vết đạn thời chiến in trên tấm bia Huỳnh Tự Thư Thanh ở Quốc Tử Giám Huế. Bia khắc bài thơ Huỳnh tự thư thanh (Nghe tiếng đọc sách ở trường) của vua Thiệu Trị ca ngơi vẻ đẹp Quốc Tử Giám.Một trong những bức bình phong của đàn Nam Giao lỗ chỗ vết đạn. Đây là đàn tế quan trọng bậc nhất của nhà Nguyễn, nơi các vị vua tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm ở Cố đô Huế.Những vết đạn in trên một chiếc đỉnh trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng đặt trong Hoàng thành, mỗi đỉnh có chạm khắc các chủ đề về núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.Vết đạn trên thân chiếc vạc đồng được đúc năm 1631, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (hiện là toà nhà trưng bày chính của Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế).Trong khuôn viên Hoàng thành Huế, bên cạnh các cung điện tráng lệ, du khách có thể bắt gặp vô số phế tích đổ nát do sự tàn phá của các cuộc chiến tranh.Điện Kiến Trung là một trong những phế tích lớn nhất trong Hoàng thành Huế. Cung điện đồ sộ này được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Công trình bị phá huỷ tháng 12/1946 trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Các lô cốt sót lại từ thời chiến cũng là những dấu tích về giai đoạn khói lửa của Huế. Không ít lô cốt được xây dựng ngay trên tường thành của Kinh thành Huế. Trong ảnh là một lô cốt nằm ở góc Tây Nam Kinh thành.Lô cốt này nằm phía trên cầu Thủy Quan, mặt Tây Kinh thành Huế.Một lô cốt có quy mô khá lớn nằm bên đường Lý Nam Đế, góc Tây Bắc Kinh thành.Bên trong một lô cốt ở Huế.
Những vết đạn thời chiến in trên tấm bia Huỳnh Tự Thư Thanh ở Quốc Tử Giám Huế. Bia khắc bài thơ Huỳnh tự thư thanh (Nghe tiếng đọc sách ở trường) của vua Thiệu Trị ca ngơi vẻ đẹp Quốc Tử Giám.
Một trong những bức bình phong của đàn Nam Giao lỗ chỗ vết đạn. Đây là đàn tế quan trọng bậc nhất của nhà Nguyễn, nơi các vị vua tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm ở Cố đô Huế.
Những vết đạn in trên một chiếc đỉnh trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng đặt trong Hoàng thành, mỗi đỉnh có chạm khắc các chủ đề về núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
Vết đạn trên thân chiếc vạc đồng được đúc năm 1631, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (hiện là toà nhà trưng bày chính của Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế).
Trong khuôn viên Hoàng thành Huế, bên cạnh các cung điện tráng lệ, du khách có thể bắt gặp vô số phế tích đổ nát do sự tàn phá của các cuộc chiến tranh.
Điện Kiến Trung là một trong những phế tích lớn nhất trong Hoàng thành Huế. Cung điện đồ sộ này được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Công trình bị phá huỷ tháng 12/1946 trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Các lô cốt sót lại từ thời chiến cũng là những dấu tích về giai đoạn khói lửa của Huế. Không ít lô cốt được xây dựng ngay trên tường thành của Kinh thành Huế. Trong ảnh là một lô cốt nằm ở góc Tây Nam Kinh thành.
Lô cốt này nằm phía trên cầu Thủy Quan, mặt Tây Kinh thành Huế.
Một lô cốt có quy mô khá lớn nằm bên đường Lý Nam Đế, góc Tây Bắc Kinh thành.
Bên trong một lô cốt ở Huế.