Thống lĩnh vùng hạ lưu sông Mekong từ thế kỷ 1 - 7, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Trong hệ thống di vật để lại của nền văn hóa này, những bức tượng Phật bằng gỗ được đánh giá là hiện vật đặc biệt quan trọng của ngành khảo cổ Việt. Ảnh chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.Những bức tượng Phật bằng gỗ của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 - 6, được coi là những tượng Phật gỗ cổ nhất không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á.Những bức tượng này đều được tạc từ một thân cây gỗ duy nhất, mỗi tượng mang một dáng vẻ khác nhau, nhưng vẫn mang những đặc điểm chung dễ nhận biết.Tượng thường được tạc với tư thế đứng trên đài sen hai tầng, dáng người thanh mảnh, chiều cao tương đương người thật.Tượng khoác áo phủ kín hai vai, tà áo tạo thành hình vòng cung mềm mại kèo dài xuống phía dưới bao quanh đôi chân.Hai bàn tay đưa ra phía trước, như động tác bắt ấn khi đang thuyết pháp.Mặt tượng Phật Óc Eo được thể hiện với đôi mắt nhắm hoặc khép hờ, toát lên vẻ an định về mặt nội tâm.Mái tóc cuốn lọn được thể hiện khá chi tiết.Bàn chân được tạo hình khá chính xác về mặt giải phẫu học.Dấu ấn thời gian hằn lên từng thớ gỗ của mỗi bức tượng.Đây là những tượng gỗ lớn có tuổi đời 2 thiên niên kỷ hiếm có không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.Những bức tượng này cũng là minh chứng cho bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Óc Eo xưa.
Thống lĩnh vùng hạ lưu sông Mekong từ thế kỷ 1 - 7, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Trong hệ thống di vật để lại của nền văn hóa này, những bức tượng Phật bằng gỗ được đánh giá là hiện vật đặc biệt quan trọng của ngành khảo cổ Việt. Ảnh chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Những bức tượng Phật bằng gỗ của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 - 6, được coi là những tượng Phật gỗ cổ nhất không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á.
Những bức tượng này đều được tạc từ một thân cây gỗ duy nhất, mỗi tượng mang một dáng vẻ khác nhau, nhưng vẫn mang những đặc điểm chung dễ nhận biết.
Tượng thường được tạc với tư thế đứng trên đài sen hai tầng, dáng người thanh mảnh, chiều cao tương đương người thật.
Tượng khoác áo phủ kín hai vai, tà áo tạo thành hình vòng cung mềm mại kèo dài xuống phía dưới bao quanh đôi chân.
Hai bàn tay đưa ra phía trước, như động tác bắt ấn khi đang thuyết pháp.
Mặt tượng Phật Óc Eo được thể hiện với đôi mắt nhắm hoặc khép hờ, toát lên vẻ an định về mặt nội tâm.
Mái tóc cuốn lọn được thể hiện khá chi tiết.
Bàn chân được tạo hình khá chính xác về mặt giải phẫu học.
Dấu ấn thời gian hằn lên từng thớ gỗ của mỗi bức tượng.
Đây là những tượng gỗ lớn có tuổi đời 2 thiên niên kỷ hiếm có không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới.
Những bức tượng này cũng là minh chứng cho bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Óc Eo xưa.