Lăng mộ Hoàng Cao Khải nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn (phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 - 1933).
Hoàng Cao Khải làm quan dưới triều Vua Thành Thái thời nhà Nguyễn.
Khu lăng mộ có kiến trúc tinh xảo, được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt. Năm 1962, di tích này được xếp hạng là di tích quốc gia.
Tuy nhiên di tích này đang bị lãng quên, cộng với việc bị người dân chiếm dụng khiến quần thể di tích đã hư hại nhiều.
Lăng Hoàng Cao Khải được xây toàn bộ bằng đá cẩm thạch trắng theo kiểu chữ ''Đinh'', dài 8m, cao 6m.
Di tích từng được tận dụng làm trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của Công an phường Trung Liệt. Trước đó, phần khuôn viên đã nhiều lần bị người dân chiếm dụng để sử dụng việc riêng.
Trong lăng mộ có 2 quan tài bằng đá. Theo phong tục, mộ cụ ông nằm bên trái và vợ bên phải. Toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc tinh xảo.
Trên nắp quan tài vẫn còn rõ dòng chữ giới thiệu ngắn về người mất nằm bên trong, được khắc thủ công và dịch ra cả tiếng Anh, tiếng Pháp.
Bên trong lăng mộ nhiều chi tiết đã xuống cấp, các mảng tường ẩm thấp, bong tróc loang lổ.
Ông Nguyễn Văn Năm - Tổ trưởng Tổ Tuần tra Nhân dân cụm 9 cho biết, hiện tại, khu lăng mộ thường xuyên trong tình trạng cửa đóng, then cài.
Phía trước cửa lăng từng có hai hàng lính chầu bằng đá ở 2 bên, mỗi hàng có 4 lính, cao 1,3m, hiện nay chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền xi-măng trùm lên.
"Trước đây, phần sân trước lăng có hàng tượng đá, voi đá rất uy nghi, nhưng nay chỉ còn lại 3 pho tượng mà tượng nào cũng sứt đầu, mẻ tai", ông Năm chia sẻ.
Không gian trong lăng mộ giờ thành kho chứa những món đồ lỉnh kỉnh, không ai sử dụng tới.
Lăng mộ Hoàng Cao Khải nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn (phường Trung Liệt, Đống Đa,
Hà Nội) được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 - 1933).
Hoàng Cao Khải làm quan dưới triều Vua Thành Thái thời nhà Nguyễn.
Khu
lăng mộ có kiến trúc tinh xảo, được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt. Năm 1962, di tích này được xếp hạng là di tích quốc gia.
Tuy nhiên di tích này đang bị lãng quên, cộng với việc bị người dân chiếm dụng khiến quần thể di tích đã hư hại nhiều.
Lăng Hoàng Cao Khải được xây toàn bộ bằng đá cẩm thạch trắng theo kiểu chữ ''Đinh'', dài 8m, cao 6m.
Di tích từng được tận dụng làm trụ sở tuần tra cụm dân cư số 9 của Công an phường Trung Liệt. Trước đó, phần khuôn viên đã nhiều lần bị người dân chiếm dụng để sử dụng việc riêng.
Trong lăng mộ có 2
quan tài bằng đá. Theo phong tục, mộ cụ ông nằm bên trái và vợ bên phải. Toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc tinh xảo.
Trên nắp quan tài vẫn còn rõ dòng chữ giới thiệu ngắn về người mất nằm bên trong, được khắc thủ công và dịch ra cả tiếng Anh, tiếng Pháp.
Bên trong lăng mộ nhiều chi tiết đã xuống cấp, các mảng tường ẩm thấp, bong tróc loang lổ.
Ông Nguyễn Văn Năm - Tổ trưởng Tổ Tuần tra Nhân dân cụm 9 cho biết, hiện tại, khu lăng mộ thường xuyên trong tình trạng cửa đóng, then cài.
Phía trước cửa lăng từng có hai hàng lính chầu bằng đá ở 2 bên, mỗi hàng có 4 lính, cao 1,3m, hiện nay chỉ còn lại 3 bức tượng và cả 3 đều mất phần chân do bị tôn nền xi-măng trùm lên.
"Trước đây, phần sân trước lăng có hàng tượng đá, voi đá rất uy nghi, nhưng nay chỉ còn lại 3 pho tượng mà tượng nào cũng sứt đầu, mẻ tai", ông Năm chia sẻ.
Không gian trong lăng mộ giờ thành kho chứa những món đồ lỉnh kỉnh, không ai sử dụng tới.