Thúc Hà cổ trấn và một trấn thuộc Lệ Giang (Trung Quốc), cách trung tâm thành phố khoảng 7 - 8km đi xe. Đây từng là nơi sinh sống của dân tộc Nạp Tây (Naxi), cũng là nơi sinh ra những thổ ty nhà họ Mộc. Họ là những người cai quản thành Lệ Giang và sở hữu Mộc Phủ trong thành chính.Đến năm 1997, Thúc Hà cổ trấn được UNESCO công nhận là một phần của di sản Thành cổ Lệ Giang. Điều này là một trong những cột mốc quan trọng để cổ trấn này được gìn giữ và phát triển như ngày nay.Nhà ở và các công trình ở Thúc Hà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với gỗ, các họa tiết điêu khắc độc đáo trên đố cửa cùng mái ngói âm dương rêu phong tạo nên nét đẹp cổ kính.Không chỉ là nơi sinh sống của người dân tộc Nạp Tây, Thúc Hà cổ trấn còn là nơi giao thương của người Trung Hoa và Tây Tạng. Do đó, văn hóa ở đây khá đa dạng nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng.Những mái nhà cổ kính cùng nền văn hóa đa dạng, cảnh sắc tươi đẹp đã làm làm nên sức hấp dẫn của Thúc Hà cổ trấn, thu hút khách du lịch.Khung cảnh gợi cảm giác thân thuộc, bình yên trong một khu bảo tàng.Người Nạp Tây rất coi trọng mùa xuân, họ có rất nhiều tập tục truyền thống mỗi khi xuân về. Với họ, mùa xuân là đại diện cho lộc lá, sự sinh sôi nảy nở sự sống mới. Trong ảnh là cây lê cho quả xanh mỡ màng từ những đóa hoa tươi đã ra vào mùa xuân.Kiến trúc rất đặc trưng của Thúc Hà cổ trấn với gỗ, các họa tiết điêu khắc độc đáo trên đố cửa cùng mái ngói âm dương rêu phong tạo nên nét đẹp cổ kính.Thúc Hà cổ trấn còn được biết đến với cái tên Long Tuyền trấn có nghĩa là ngôi làng có con suối Rồng. Bởi ở đây có hồ nước sâu mang tên Long Hồ rất linh thiêng, được người dân địa phương đến để thờ phụng. Giống như Lệ Giang cổ trấn, ở Thúc Hà có hệ thống sông, suối dày đặc chảy dọc trong các ngõ.Do có hệ thống kênh dày đặc và nằm dưới chân núi Ngọc Long Tuyết Sơn nên nơi đây có khí hậu mát lạnh quanh năm. Giữa tháng 7, thời tiết nơi đây vào ban ngày cũng chỉ dao động khoảng 20-23 độ. Về đêm, nhiệt độ giảm xuống, có thể cảm nhận rõ cái lạnh.Người dân tộc Nạp Tây luôn giữ gìn và truyền nối nghề thủ công mỹ nghệ từ thế hệ này qua thế hệ khác, tôn thờ những người đã sáng lập ra nó. Trong ảnh là một nghệ nhân trước khung dệt vải.Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được trưng bày tại một bảo tàng.Du khách tới Thúc Hà cổ trấn sẽ thấy nhiều quầy hàng lưu niệm trưng những món thủ công mỹ nghệ làm bằng tay. Cùng với đó là sản vật từ địa phương được bày bán rất phong phú.Các hoa quả tươi và bắt mắt.Mận, táo tươi ngon óng ả, còn nguyên cành lá mới được hái mang ra bán.Một sản phẩm bánh được làm từ hoa hồng, đây cũng là nguyên liệu làm bánh nổi tiếng của vùng đất này.Nấm và các loại đồ khô cũng được bày bán rất nhiều.Quần áo, vòng tay, hoa tai... du khách đều có thể chọn lựa những món hàng lưu niệm cho mình.Do nằm khá gần với thành phố Lệ Giang, du khách đi về phía Bắc dọc theo đường đại lộ phía Đông khoảng 4km, rồi đi thêm khoảng 3km là đến Thúc Hà cổ trấn. Khung cảnh bình yên ở nơi cổ trấn tuyệt đẹp này giúp du khách tạm quên đi những mệt mỏi, ưu phiền.Quán cà phê có nhạc sống. Du khách vừa nhâm nhi đồ uống, vừa có thể thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, dìu dặt từ tiếng đàn ghi ta, giọng hát quyến rũ và tiếng trống bập bùng.Mời quý độc giả xem video: Khung cảnh Thúc Hà cổ trấn. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Thúc Hà cổ trấn và một trấn thuộc Lệ Giang (Trung Quốc), cách trung tâm thành phố khoảng 7 - 8km đi xe. Đây từng là nơi sinh sống của dân tộc Nạp Tây (Naxi), cũng là nơi sinh ra những thổ ty nhà họ Mộc. Họ là những người cai quản thành Lệ Giang và sở hữu Mộc Phủ trong thành chính.
Đến năm 1997, Thúc Hà cổ trấn được UNESCO công nhận là một phần của di sản Thành cổ Lệ Giang. Điều này là một trong những cột mốc quan trọng để cổ trấn này được gìn giữ và phát triển như ngày nay.
Nhà ở và các công trình ở Thúc Hà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với gỗ, các họa tiết điêu khắc độc đáo trên đố cửa cùng mái ngói âm dương rêu phong tạo nên nét đẹp cổ kính.
Không chỉ là nơi sinh sống của người dân tộc Nạp Tây, Thúc Hà cổ trấn còn là nơi giao thương của người Trung Hoa và Tây Tạng. Do đó, văn hóa ở đây khá đa dạng nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng.
Những mái nhà cổ kính cùng nền văn hóa đa dạng, cảnh sắc tươi đẹp đã làm làm nên sức hấp dẫn của Thúc Hà cổ trấn, thu hút khách du lịch.
Khung cảnh gợi cảm giác thân thuộc, bình yên trong một khu bảo tàng.
Người Nạp Tây rất coi trọng mùa xuân, họ có rất nhiều tập tục truyền thống mỗi khi xuân về. Với họ, mùa xuân là đại diện cho lộc lá, sự sinh sôi nảy nở sự sống mới. Trong ảnh là cây lê cho quả xanh mỡ màng từ những đóa hoa tươi đã ra vào mùa xuân.
Kiến trúc rất đặc trưng của Thúc Hà cổ trấn với gỗ, các họa tiết điêu khắc độc đáo trên đố cửa cùng mái ngói âm dương rêu phong tạo nên nét đẹp cổ kính.
Thúc Hà cổ trấn còn được biết đến với cái tên Long Tuyền trấn có nghĩa là ngôi làng có con suối Rồng. Bởi ở đây có hồ nước sâu mang tên Long Hồ rất linh thiêng, được người dân địa phương đến để thờ phụng. Giống như Lệ Giang cổ trấn, ở Thúc Hà có hệ thống sông, suối dày đặc chảy dọc trong các ngõ.
Do có hệ thống kênh dày đặc và nằm dưới chân núi Ngọc Long Tuyết Sơn nên nơi đây có khí hậu mát lạnh quanh năm. Giữa tháng 7, thời tiết nơi đây vào ban ngày cũng chỉ dao động khoảng 20-23 độ. Về đêm, nhiệt độ giảm xuống, có thể cảm nhận rõ cái lạnh.
Người dân tộc Nạp Tây luôn giữ gìn và truyền nối nghề thủ công mỹ nghệ từ thế hệ này qua thế hệ khác, tôn thờ những người đã sáng lập ra nó. Trong ảnh là một nghệ nhân trước khung dệt vải.
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được trưng bày tại một bảo tàng.
Du khách tới Thúc Hà cổ trấn sẽ thấy nhiều quầy hàng lưu niệm trưng những món thủ công mỹ nghệ làm bằng tay. Cùng với đó là sản vật từ địa phương được bày bán rất phong phú.
Các hoa quả tươi và bắt mắt.
Mận, táo tươi ngon óng ả, còn nguyên cành lá mới được hái mang ra bán.
Một sản phẩm bánh được làm từ hoa hồng, đây cũng là nguyên liệu làm bánh nổi tiếng của vùng đất này.
Nấm và các loại đồ khô cũng được bày bán rất nhiều.
Quần áo, vòng tay, hoa tai... du khách đều có thể chọn lựa những món hàng lưu niệm cho mình.
Do nằm khá gần với thành phố Lệ Giang, du khách đi về phía Bắc dọc theo đường đại lộ phía Đông khoảng 4km, rồi đi thêm khoảng 3km là đến Thúc Hà cổ trấn. Khung cảnh bình yên ở nơi cổ trấn tuyệt đẹp này giúp du khách tạm quên đi những mệt mỏi, ưu phiền.
Quán cà phê có nhạc sống. Du khách vừa nhâm nhi đồ uống, vừa có thể thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, dìu dặt từ tiếng đàn ghi ta, giọng hát quyến rũ và tiếng trống bập bùng.
Mời quý độc giả xem video: Khung cảnh Thúc Hà cổ trấn. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.