Vào năm 1943, Tổng thống John F. Kennedy đảm nhiệm chức vụ thuyền trưởng tàu tuần tra ngư lôi (được gọi là PT). Loại tàu này chở khoảng 10 người và 4 quả ngư lôi.Trong một chuyến tuần tra đêm 2/8/1943, tàu PT-109 do ông John F. Kennedy chỉ huy bất ngờ bị tàu khu trục Nhật đâm va gây hậu quả nghiêm trọng.7 người trong nhóm thủy thủ của tàu PT-109 rơi xuống biển và bị cá mập tấn công đến chết. 2 thủy thủ khác mất tích khi tàu gặp nạn.Trong khi đó, ông Kennedy và 10 người khác bơi suốt 4 giờ đồng hồ đến một hòn đảo Olasana nhỏ hoang vắng không người ở để trú chân nghỉ ngơi và tránh rơi vào tay địch.Xung quanh hòn đảo không có thức ăn nên ông Kennedy và 10 thủy thủ tàu PT-109 chỉ có thể uống nước dừa trên đảo để sống sót qua ngày.Về sau, ông Kennedy gặp được hai người dân Eroni Kumana và Biuku Gasawere sống ở quần đảo Solomon đi xuồng ngang qua nên nảy ra ý định truyền tin cầu cứu.Do không biết Eroni Kumana và Biuku Gasawere có thuộc phe địch hay không nên ông Kennedy đưa ra quyết định liều lĩnh bằng cách lấy một con dao và khắc lên quả dừa dòng chữ: "11 người còn sống. Cần thuyền nhỏ".Theo đó, Eroni Kumana và Biuku Gasawere mang quả dừa trên cho một binh sĩ Australia phụ trách theo dõi bờ biển Thái Bình Dương.Sau khi nhận được quả dừa với thông điệp trên, người lính Australia chuyển nó đến căn cứ Mỹ trên đảo Rendova. Ban đầu, hải quân Mỹ hoài nghi đây có thể là một cái bẫy của quân Nhật Bản nên quyết định chỉ cử một tàu đi để kiểm tra. Nếu như bị quân địch phục kích thì thiệt hại của quân đội Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất.Trong trường hợp đây thực sự là thông tin cầu cứu của lính Mỹ thì con tàu trên sẽ giải cứu những thủy thủ gặp nạn và đưa họ trở về căn cứ an toàn. Do vậy, sau 6 ngày sống trên đảo hoang và sinh tồn nhờ uống nước dừa, ông Kennedy và 10 thủy thủ được giải cứu.
Video: Tưởng niệm 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát (nguồn: VTC14)
Vào năm 1943, Tổng thống John F. Kennedy đảm nhiệm chức vụ thuyền trưởng tàu tuần tra ngư lôi (được gọi là PT). Loại tàu này chở khoảng 10 người và 4 quả ngư lôi.
Trong một chuyến tuần tra đêm 2/8/1943, tàu PT-109 do ông John F. Kennedy chỉ huy bất ngờ bị tàu khu trục Nhật đâm va gây hậu quả nghiêm trọng.
7 người trong nhóm thủy thủ của tàu PT-109 rơi xuống biển và bị cá mập tấn công đến chết. 2 thủy thủ khác mất tích khi tàu gặp nạn.
Trong khi đó, ông Kennedy và 10 người khác bơi suốt 4 giờ đồng hồ đến một hòn đảo Olasana nhỏ hoang vắng không người ở để trú chân nghỉ ngơi và tránh rơi vào tay địch.
Xung quanh hòn đảo không có thức ăn nên ông Kennedy và 10 thủy thủ tàu PT-109 chỉ có thể uống nước dừa trên đảo để sống sót qua ngày.
Về sau, ông Kennedy gặp được hai người dân Eroni Kumana và Biuku Gasawere sống ở quần đảo Solomon đi xuồng ngang qua nên nảy ra ý định truyền tin cầu cứu.
Do không biết Eroni Kumana và Biuku Gasawere có thuộc phe địch hay không nên ông Kennedy đưa ra quyết định liều lĩnh bằng cách lấy một con dao và khắc lên quả dừa dòng chữ: "11 người còn sống. Cần thuyền nhỏ".
Theo đó, Eroni Kumana và Biuku Gasawere mang quả dừa trên cho một binh sĩ Australia phụ trách theo dõi bờ biển Thái Bình Dương.
Sau khi nhận được quả dừa với thông điệp trên, người lính Australia chuyển nó đến căn cứ Mỹ trên đảo Rendova. Ban đầu, hải quân Mỹ hoài nghi đây có thể là một cái bẫy của quân Nhật Bản nên quyết định chỉ cử một tàu đi để kiểm tra. Nếu như bị quân địch phục kích thì thiệt hại của quân đội Mỹ sẽ giảm xuống mức thấp nhất.
Trong trường hợp đây thực sự là thông tin cầu cứu của lính Mỹ thì con tàu trên sẽ giải cứu những thủy thủ gặp nạn và đưa họ trở về căn cứ an toàn. Do vậy, sau 6 ngày sống trên đảo hoang và sinh tồn nhờ uống nước dừa, ông Kennedy và 10 thủy thủ được giải cứu.
Video: Tưởng niệm 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát (nguồn: VTC14)