Nằm tại địa bàn xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Ngã ba Đồng Lộc được xếp hạng Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN.Ngã ba Đồng Lộc gắn liền với những ký ức không thể nào quên về các Anh hùng liệt sĩ hy sinh thân mình để bảo vệ tuyến đường giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Ảnh: TTXVN.Với vị trí chiến chiến như vậy, Ngã ba Đồng Lộc trở thành địa điểm bị tấn công, dội bom ác liệt. Chỉ tính riêng từ tháng 4 - 10/1968, Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại. Ảnh: Tư liệu.Để tuyến đường huyết mạch nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam luôn thông suốt, nhiều lực lượng như Bộ đội, Thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích… tham gia thực hiện các nhiệm vụ san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, làm cọc tiêu dẫn đường... Ảnh: Tư liệu.Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều người đã ngã xuống. Họ qua đời còn rất trẻ, có người chưa lập gia đình... Sự hy sinh của những anh hùng liệt sĩ này đóng vai trò quan trong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ảnh: Tư liệu.Câu chuyện nổi tiếng nhất tại Ngã ba Đồng Lộc là sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ngày 24/7/1968. Họ là những cô gái ở trong độ tuổi từ 17 - 24, thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: SGGP.10 nữ thanh niên xung phong này do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng. Họ làm nhiệm vụ san lấp hố bom để cho xe đi qua với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”. Ảnh: SGGP.Với "tinh thần thép" đó, tiểu đội 4 anh dũng hy sinh do trúng bom trong lúc đang đào lấp hố bom thông đường tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Lao động.Sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trên đã trở thành biểu tượng cống hiến to lớn của hàng triệu thanh niên yêu nước, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân vì độc lập, tự do của đất nước. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Kể từ đó cho đến nay, toàn bộ người dân luôn khắc sâu trong tim tấm lòng yêu nước, tinh thần quả cảm và khát vọng hòa bình của những chiến công của các anh hùng liệt sĩ hy sinh Ngã ba Đồng Lộc. Hàng triệu thanh niên Việt Nam lấy họ làm tấm gương để phấn đấu đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với những gì mà họ đã hy sinh để chúng ta có cuộc sống hòa bình. Ảnh: thanhtra.
Mời độc giả xem video: Nửa thế kỷ nhìn lại 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Nguồn: VTC1.
Nằm tại địa bàn xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Ngã ba Đồng Lộc được xếp hạng Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN.
Ngã ba Đồng Lộc gắn liền với những ký ức không thể nào quên về các Anh hùng liệt sĩ hy sinh thân mình để bảo vệ tuyến đường giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Ảnh: TTXVN.
Với vị trí chiến chiến như vậy, Ngã ba Đồng Lộc trở thành địa điểm bị tấn công, dội bom ác liệt. Chỉ tính riêng từ tháng 4 - 10/1968, Ngã ba Đồng Lộc phải gánh chịu gần 50.000 quả bom các loại. Ảnh: Tư liệu.
Để tuyến đường huyết mạch nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam luôn thông suốt, nhiều lực lượng như Bộ đội, Thanh niên xung phong, công nhân giao thông, công an, dân quân du kích… tham gia thực hiện các nhiệm vụ san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, làm cọc tiêu dẫn đường... Ảnh: Tư liệu.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều người đã ngã xuống. Họ qua đời còn rất trẻ, có người chưa lập gia đình... Sự hy sinh của những anh hùng liệt sĩ này đóng vai trò quan trong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ảnh: Tư liệu.
Câu chuyện nổi tiếng nhất tại Ngã ba Đồng Lộc là sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ngày 24/7/1968. Họ là những cô gái ở trong độ tuổi từ 17 - 24, thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 của tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: SGGP.
10 nữ thanh niên xung phong này do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng. Họ làm nhiệm vụ san lấp hố bom để cho xe đi qua với khẩu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”. Ảnh: SGGP.
Với "tinh thần thép" đó, tiểu đội 4 anh dũng hy sinh do trúng bom trong lúc đang đào lấp hố bom thông đường tại Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Lao động.
Sự hy sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trên đã trở thành biểu tượng cống hiến to lớn của hàng triệu thanh niên yêu nước, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân vì độc lập, tự do của đất nước. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.
Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Kể từ đó cho đến nay, toàn bộ người dân luôn khắc sâu trong tim tấm lòng yêu nước, tinh thần quả cảm và khát vọng hòa bình của những chiến công của các anh hùng liệt sĩ hy sinh Ngã ba Đồng Lộc. Hàng triệu thanh niên Việt Nam lấy họ làm tấm gương để phấn đấu đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với những gì mà họ đã hy sinh để chúng ta có cuộc sống hòa bình. Ảnh: thanhtra.
Mời độc giả xem video: Nửa thế kỷ nhìn lại 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Nguồn: VTC1.