Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tỉnh Nam Định. Trong chùa có một hồ nước, ở giữa đặt một quả chuông được coi là độc nhất vô nhị Việt Nam.Quả chuông này được gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam.Theo đo đạc, chuông chùa Cổ Lễ cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho.Quả chuông được đúc bằng tiền công đức của các Phật tử quanh vùng. Theo lời kể, khi nấu đồng đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó.Khi quả chuông được đúc xong, do tình hình chiến tranh lan rộng, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc đã đem ngâm quả chuông xuống hồ.Sau năm 1954, chuông được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách chiêm bái từ đó đến nay.Do số phận đặc biệt của mình mà trong gần một thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ chưa được đánh một lần nào.Từ lâu nay, dân gian trong vùng vẫn truyền miệng rằng nếu Đại Hồng Chung được đánh thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân vang của quả chuông đặc biệt này...
Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tỉnh Nam Định. Trong chùa có một hồ nước, ở giữa đặt một quả chuông được coi là độc nhất vô nhị Việt Nam.
Quả chuông này được gọi là Đại Hồng Chung, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936, là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam.
Theo đo đạc, chuông chùa Cổ Lễ cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho.
Quả chuông được đúc bằng tiền công đức của các Phật tử quanh vùng. Theo lời kể, khi nấu đồng đúc chuông, nhiều người đã tháo cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó.
Khi quả chuông được đúc xong, do tình hình chiến tranh lan rộng, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc đã đem ngâm quả chuông xuống hồ.
Sau năm 1954, chuông được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách chiêm bái từ đó đến nay.
Do số phận đặc biệt của mình mà trong gần một thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ chưa được đánh một lần nào.
Từ lâu nay, dân gian trong vùng vẫn truyền miệng rằng nếu Đại Hồng Chung được đánh thì cả tỉnh Nam Định và một vài vùng lân cận sẽ nghe được tiếng ngân vang của quả chuông đặc biệt này...