Viên kim cương Hy vọng (Hope) là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới. Một lời nguyền nghiệt ngã được cho là đã ứng nghiệm vào ít nhất 10 người từng sở hữu, đeo viên kim cương Hy vọng.Theo các nhà nghiên cứu, viên kim cương Hy vọng được nhiều người biết đến kể từ khi thương gia Pháp Jean Baptiste Tavernier mua một viên kim cương nặng hơn 112 carat. Theo nhiều người, viên kim cương lớn được khai thác tại khu mỏ Kollur ở Golconda, Ấn Độ.Tuy nhiên, một vài nguồn tin cho rằng, Tavernier đã đánh cắp viên kim cương từ một ngôi đền ở Ấn Độ. Vì vậy, viên kim cương mang lời nguyền khủng khiếp mà không ai biết. Nạn nhân đầu tiên chính là thương gia Tavernier. Ông được cho là qua đời không lâu sau khi trộm viên đá quý.Thế nhưng, một số ghi chép bác bỏ thông tin trên và cho rằng ông Tavernier sống thọ 84 tuổi. Vào năm 1668, ông bán viên kim cương nặng hơn 112 carat cho vua Louis XIV cùng 14 viên kim cương lớn nhỏ khác. Năm 1673, thợ kim hoàn nổi tiếng Sieur Pitau đã mài giũa, chế tác lại viên kim cương nặng hơn 112 carat khiến nó chỉ còn nặng hơn 67 carat.Màu sắc của viên kim cương nổi bật với màu xanh da trời nên còn được gọi là "Màu xanh của nước Pháp" (French Blue). Viên kim cương này được nhà vua Louis XIV đeo trong các dịp lễ, sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, vua Louis XIV qua đời không lâu sau khi sở hữu viên kim cương. Những người con của ông đều chết yểu, ngoại trừ một người.Nạn nhân tiếp theo của lời nguyền viên kim cương là Nicholas Fouquet - cận thần của vua Louis XIV. Ông ta đã đeo viên kim cương này trong một dịp đặc biệt. Không lâu sau đó, ông bị thất thế và chịu cảnh giam cầm suốt 15 năm.Vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp đều có cái kết bi thảm sau khi sở hữu viên kim cương quý giá trên. Ngay cả bạn thân của hoàng hậu Marie Antoinette là công chúa Marie Louise xứ Savoy - người từng đeo viên kim cương - bị sát hại một cách tàn khốc.Năm 1812, viên kim cương xanh nặng hơn 40 carat xuất hiện ở London, Anh. Người ta tin rằng, đây chính là viên "kim cương xanh của nước Pháp" và được đặt tên mới là Hope (Hy vọng). Vua George IV của Anh đã mua lại viên kim cương. Khi nhà vua qua đời vào năm 1830, ông đã để lại cho con cháu một khoản nợ lớn.Sau đó, viên kim cương được rao bán. Năm 1839, viên kim cương này thuộc về nhà sưu tập đá quý Henry Philip. Ngay trong năm đó, ông Henry qua đời. Viên kim cương Hy vọng qua tay nhiều hậu duệ của ông Henry nhưng đều có cuộc sống không mấy tốt đẹp.Hậu duệ của ông Henry đem bán viên kim cương Hy vọng để có tiền trả nợ. Những chủ nhân tiếp theo của viên kim cương cũng gặp chuyện xui xẻo, có cuộc sống bi kịch. Vào tháng 11/1958, viên kim cương Hy vọng được tặng cho bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở thủ đô Washington D.C, Mỹ. Kể từ đó, lời nguyền được cho là chấm dứt khi không có bất cứ nạn nhân nào khác.Mời độc giả xem video: Tận mục viên kim cương hồng “siêu to khổng lồ” đắt nhất thế giới.
Viên kim cương Hy vọng (Hope) là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới. Một lời nguyền nghiệt ngã được cho là đã ứng nghiệm vào ít nhất 10 người từng sở hữu, đeo viên kim cương Hy vọng.
Theo các nhà nghiên cứu, viên kim cương Hy vọng được nhiều người biết đến kể từ khi thương gia Pháp Jean Baptiste Tavernier mua một viên kim cương nặng hơn 112 carat. Theo nhiều người, viên kim cương lớn được khai thác tại khu mỏ Kollur ở Golconda, Ấn Độ.
Tuy nhiên, một vài nguồn tin cho rằng, Tavernier đã đánh cắp viên kim cương từ một ngôi đền ở Ấn Độ. Vì vậy, viên kim cương mang lời nguyền khủng khiếp mà không ai biết. Nạn nhân đầu tiên chính là thương gia Tavernier. Ông được cho là qua đời không lâu sau khi trộm viên đá quý.
Thế nhưng, một số ghi chép bác bỏ thông tin trên và cho rằng ông Tavernier sống thọ 84 tuổi. Vào năm 1668, ông bán viên kim cương nặng hơn 112 carat cho vua Louis XIV cùng 14 viên kim cương lớn nhỏ khác. Năm 1673, thợ kim hoàn nổi tiếng Sieur Pitau đã mài giũa, chế tác lại viên kim cương nặng hơn 112 carat khiến nó chỉ còn nặng hơn 67 carat.
Màu sắc của viên kim cương nổi bật với màu xanh da trời nên còn được gọi là "Màu xanh của nước Pháp" (French Blue). Viên kim cương này được nhà vua Louis XIV đeo trong các dịp lễ, sự kiện quan trọng. Tuy nhiên, vua Louis XIV qua đời không lâu sau khi sở hữu viên kim cương. Những người con của ông đều chết yểu, ngoại trừ một người.
Nạn nhân tiếp theo của lời nguyền viên kim cương là Nicholas Fouquet - cận thần của vua Louis XIV. Ông ta đã đeo viên kim cương này trong một dịp đặc biệt. Không lâu sau đó, ông bị thất thế và chịu cảnh giam cầm suốt 15 năm.
Vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp đều có cái kết bi thảm sau khi sở hữu viên kim cương quý giá trên. Ngay cả bạn thân của hoàng hậu Marie Antoinette là công chúa Marie Louise xứ Savoy - người từng đeo viên kim cương - bị sát hại một cách tàn khốc.
Năm 1812, viên kim cương xanh nặng hơn 40 carat xuất hiện ở London, Anh. Người ta tin rằng, đây chính là viên "kim cương xanh của nước Pháp" và được đặt tên mới là Hope (Hy vọng). Vua George IV của Anh đã mua lại viên kim cương. Khi nhà vua qua đời vào năm 1830, ông đã để lại cho con cháu một khoản nợ lớn.
Sau đó, viên kim cương được rao bán. Năm 1839, viên kim cương này thuộc về nhà sưu tập đá quý Henry Philip. Ngay trong năm đó, ông Henry qua đời. Viên kim cương Hy vọng qua tay nhiều hậu duệ của ông Henry nhưng đều có cuộc sống không mấy tốt đẹp.
Hậu duệ của ông Henry đem bán viên kim cương Hy vọng để có tiền trả nợ. Những chủ nhân tiếp theo của viên kim cương cũng gặp chuyện xui xẻo, có cuộc sống bi kịch. Vào tháng 11/1958, viên kim cương Hy vọng được tặng cho bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở thủ đô Washington D.C, Mỹ. Kể từ đó, lời nguyền được cho là chấm dứt khi không có bất cứ nạn nhân nào khác.
Mời độc giả xem video: Tận mục viên kim cương hồng “siêu to khổng lồ” đắt nhất thế giới.