Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, Trung Quốc có nhiều cách thức mai táng người chết. Trong số này, các chuyên gia phát hiện người xưa có một kiểu mai táng đặc biệt xuất hiện ở một số nơi tại miền Trung và miền Nam Trung Quốc. Đó là những cỗ quan tài treo trên vách đá có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi.Thay vì chôn cất trong lòng đất, người dân ở một số vùng tại Trung Quốc quyết định đặt quan tài chứa thi hài người quá cố ở vị trí hiểm trở là những vách đá cao.Theo các chuyên gia, tục treo quan tài ở nơi cao như trên được gọi là huyền táng. Người xưa quan niệm, các vách núi hay hang động là những nơi yên bình, thích hợp để linh hồn an nghỉ, không bị động vật hoang dã hay kẻ trộm mộ quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu.Thêm nữa, việc đặt quan tài ở vị trí rất cao so với mặt đất có thể khiến người chết hài lòng. Khi ấy, linh hồn của họ sẽ phù hộ và ban phước lành, may mắn cho con cháu.Vị trí đặt cỗ quan tài cũng thể hiện địa vị người quá cố. Nếu người chết có địa cao trong xã hội thì quan tài sẽ được đặt ở vị trí cao hơn. Ngược lại, những người bình thường sẽ đặt quan tài ở vị trí thấp trên vách đá. Khi tìm hiểu về tập tục mai táng này, nhiều người tò mò người xưa đặt các quan tài trên vách đá cao như vậy bằng cách nào.Một giả thuyết cho rằng, người xưa không có công cụ hiện đại hỗ trợ nhưng với những thứ thô sơ có thể đặt quan tài trên vách núi đá cao. Họ làm được bằng cách làm đường ván trong vách núi.Kế đến, người ta sẽ chuyển quan tài lên rồi đặt ở vị trí cố định. Sau khi hoàn thành, đường ván trong vách núi được dỡ bỏ.Giả thuyết khác suy đoán người xưa vận chuyển từng phần của cỗ quan tài lên vách đá bằng một đường ván. tiếp đến, họ ghép các phần lại với thành thành cỗ quan tài hoàn chỉnh. Sau đó, họ mới đưa thi hài người quá cố lên và đặt vào trong quan tài.Những giả thuyết này có vẻ khá hợp lý nhưng đến nay giới chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng xác thực giúp giải mã cách người xưa đưa quan tài lên vách đá như thế nào.Mời độc giả xem video: Người đàn bà ở Sóc Trăng GIẢ C.HẾT để trốn nợ, bên trong quan tài là bao cát. Nguồn: THDT.
Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, Trung Quốc có nhiều cách thức mai táng người chết. Trong số này, các chuyên gia phát hiện người xưa có một kiểu mai táng đặc biệt xuất hiện ở một số nơi tại miền Trung và miền Nam Trung Quốc. Đó là những cỗ quan tài treo trên vách đá có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi.
Thay vì chôn cất trong lòng đất, người dân ở một số vùng tại Trung Quốc quyết định đặt quan tài chứa thi hài người quá cố ở vị trí hiểm trở là những vách đá cao.
Theo các chuyên gia, tục treo quan tài ở nơi cao như trên được gọi là huyền táng. Người xưa quan niệm, các vách núi hay hang động là những nơi yên bình, thích hợp để linh hồn an nghỉ, không bị động vật hoang dã hay kẻ trộm mộ quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu.
Thêm nữa, việc đặt quan tài ở vị trí rất cao so với mặt đất có thể khiến người chết hài lòng. Khi ấy, linh hồn của họ sẽ phù hộ và ban phước lành, may mắn cho con cháu.
Vị trí đặt cỗ quan tài cũng thể hiện địa vị người quá cố. Nếu người chết có địa cao trong xã hội thì quan tài sẽ được đặt ở vị trí cao hơn. Ngược lại, những người bình thường sẽ đặt quan tài ở vị trí thấp trên vách đá.
Khi tìm hiểu về tập tục mai táng này, nhiều người tò mò người xưa đặt các quan tài trên vách đá cao như vậy bằng cách nào.
Một giả thuyết cho rằng, người xưa không có công cụ hiện đại hỗ trợ nhưng với những thứ thô sơ có thể đặt quan tài trên vách núi đá cao. Họ làm được bằng cách làm đường ván trong vách núi.
Kế đến, người ta sẽ chuyển quan tài lên rồi đặt ở vị trí cố định. Sau khi hoàn thành, đường ván trong vách núi được dỡ bỏ.
Giả thuyết khác suy đoán người xưa vận chuyển từng phần của cỗ quan tài lên vách đá bằng một đường ván. tiếp đến, họ ghép các phần lại với thành thành cỗ quan tài hoàn chỉnh. Sau đó, họ mới đưa thi hài người quá cố lên và đặt vào trong quan tài.
Những giả thuyết này có vẻ khá hợp lý nhưng đến nay giới chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng xác thực giúp giải mã cách người xưa đưa quan tài lên vách đá như thế nào.
Mời độc giả xem video: Người đàn bà ở Sóc Trăng GIẢ C.HẾT để trốn nợ, bên trong quan tài là bao cát. Nguồn: THDT.