1. Nằm tại quận Bình Thạnh, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt hay lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500 m2.Phần mộ của khu lăng gồm hai ngôi mộ song táng của Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân là bà Đỗ Thị Phận. Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn.Khi chiến tranh kết thúc và nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một đại thần, phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Dưới sự quản lý của ông, khu vực miền Nam từ một nơi bị chiến trang tàn phá nặng nề đã thành vùng đất bình yên và giàu có.Với sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của mình, Tả quân Lê Văn Duyệt được người đời tôn vinh là một trong Ngũ hổ tướng - năm vị danh tướng giúp chúa Nguyễn Ánh lập nên triều đại của mình.2. Nằm ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM, lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 – 1827), một danh tướng triều Nguyễn. Ông cũng là một nhân vật nằm trong Ngũ hổ tướng của Nguyễn Ánh - Gia Long.Khu lăng gồm ngôi mộ và một đền thờ nằm trong khuôn viên rộng hơn 2300 m2. Quanh mộ có tường gạch dày bao bọc. Theo sử sách, Trương Tấn Bửu bắt đầu phò tá Nguyễn Ánh từ năm 1787. Nhờ sự thông minh và dũng cảm, ông đã cứu mạng chúa trước sự truy lùng của quân Tây Sơn.Sau lần đó, sự nghiệp của ông thăng tiến nhanh chóng, từ chức cai cơ lên đến chưởng quản Tiền quân. Năm 1797, tận dụng sự rối ren của Nhà Tây Sơn khi vua Quang Trung băng hà, Trương Tấn Bửu lập được nhiều chiến công ở Bình Định, Hội An, được thăng chức Tiền quân Phó tướng.Sau khi lên ngôi, vua Gia Long tiếp tục giao cho viên tướng họ Trương những trọng trách lớn. Ông làm đến chức Phó tổng trấn Gia Định (Tổng trấn là Lê Văn Duyệt), được triều đình phong trước Long Văn Hầu như một sự ghi công.3. Khuôn viên chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM) là nơi đặt lăng mộ của Tinh Viễn Hầu Ngô Nhân Tịnh (1761 – 1813), một vị khai quốc công thần của vua Gia Long và cũng là nhà văn nổi tiếng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.Ngôi mộ vốn nằm ở huyện Tân Long cũ (nay là quận 5, 6 của TP HCM), đến năm 2004 được di dời về vị trí hiện tại. Theo các tư liệu, Ngô Nhân Tịnh là người gốc Quảng Đông, Trung Hoa, Có học vấn cao, ông đã phò tá chúa Nguyễn Ánh những năm đầu dựng nghiệp, lập nhiều công trạng.Dưới triều vua Gia Long, Ngô Nhân Tịnh có tiếng là một vị quan thanh liêm, mẫu mực, hết lòng lo cho dân. Năm 1812, ông được thăng làm Thượng thư bộ Công kiêm Hiệp hành Tổng trấn Gia Định và được phong chức Tinh Viễn Hầu.Là người giỏi văn chương, thích ngâm vịnh, Ngô Nhân Tịnh cùng với hai người bạn thân thiết là Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức sáng lập "Bình Dương thi xã" nổi danh một thời. Ông và hai đồng sự được người đời mệnh danh là "Gia Định tam gia" của nền văn học Nam Bộ xưa.Mời quý độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?.
1. Nằm tại quận Bình Thạnh, khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt hay lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ cổ bề thế nhất của Sài Gòn. Toàn thể khu lăng mộ gồm các công trình chính là nhà bia, mộ vợ chồng Tả quân và miếu thờ, có tổng diện tích 18.500 m2.
Phần mộ của khu lăng gồm hai ngôi mộ song táng của Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân là bà Đỗ Thị Phận. Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) là một nhà chính trị, nhà quân sự lớn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn.
Khi chiến tranh kết thúc và nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một đại thần, phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Dưới sự quản lý của ông, khu vực miền Nam từ một nơi bị chiến trang tàn phá nặng nề đã thành vùng đất bình yên và giàu có.
Với sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của mình, Tả quân Lê Văn Duyệt được người đời tôn vinh là một trong Ngũ hổ tướng - năm vị danh tướng giúp chúa Nguyễn Ánh lập nên triều đại của mình.
2. Nằm ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM, lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu (1752 – 1827), một danh tướng triều Nguyễn. Ông cũng là một nhân vật nằm trong Ngũ hổ tướng của Nguyễn Ánh - Gia Long.
Khu lăng gồm ngôi mộ và một đền thờ nằm trong khuôn viên rộng hơn 2300 m2. Quanh mộ có tường gạch dày bao bọc. Theo sử sách, Trương Tấn Bửu bắt đầu phò tá Nguyễn Ánh từ năm 1787. Nhờ sự thông minh và dũng cảm, ông đã cứu mạng chúa trước sự truy lùng của quân Tây Sơn.
Sau lần đó, sự nghiệp của ông thăng tiến nhanh chóng, từ chức cai cơ lên đến chưởng quản Tiền quân. Năm 1797, tận dụng sự rối ren của Nhà Tây Sơn khi vua Quang Trung băng hà, Trương Tấn Bửu lập được nhiều chiến công ở Bình Định, Hội An, được thăng chức Tiền quân Phó tướng.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long tiếp tục giao cho viên tướng họ Trương những trọng trách lớn. Ông làm đến chức Phó tổng trấn Gia Định (Tổng trấn là Lê Văn Duyệt), được triều đình phong trước Long Văn Hầu như một sự ghi công.
3. Khuôn viên chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM) là nơi đặt lăng mộ của Tinh Viễn Hầu Ngô Nhân Tịnh (1761 – 1813), một vị khai quốc công thần của vua Gia Long và cũng là nhà văn nổi tiếng đất Sài Gòn - Gia Định xưa.
Ngôi mộ vốn nằm ở huyện Tân Long cũ (nay là quận 5, 6 của TP HCM), đến năm 2004 được di dời về vị trí hiện tại. Theo các tư liệu, Ngô Nhân Tịnh là người gốc Quảng Đông, Trung Hoa, Có học vấn cao, ông đã phò tá chúa Nguyễn Ánh những năm đầu dựng nghiệp, lập nhiều công trạng.
Dưới triều vua Gia Long, Ngô Nhân Tịnh có tiếng là một vị quan thanh liêm, mẫu mực, hết lòng lo cho dân. Năm 1812, ông được thăng làm Thượng thư bộ Công kiêm Hiệp hành Tổng trấn Gia Định và được phong chức Tinh Viễn Hầu.
Là người giỏi văn chương, thích ngâm vịnh, Ngô Nhân Tịnh cùng với hai người bạn thân thiết là Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức sáng lập "Bình Dương thi xã" nổi danh một thời. Ông và hai đồng sự được người đời mệnh danh là "Gia Định tam gia" của nền văn học Nam Bộ xưa.
Mời quý độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?.