Trong các bộ chính sử của Việt Nam hiện nay, cuộc đời công chúa An Tư được chép rất sơ lược.Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ bảy - năm 1285) vua sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư dãn loạn nước vậy”.Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi: “Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước”.Theo các sử liệu ít ỏi, công chúa An Tư còn gọi là Thiên Tư công chúa, là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông.Khi quân Nguyên liên tiếp xâm lược bờ cõi đất Việt, nàng An Tư trở thành nàng công chúa được hoàng tộc nhà Trần đem đi hòa thân ở Mông Cổ, gả cho Thái Tử (Trấn Nam Vương) – Thoát Hoan.Với một trọng trách vô cùng nặng nề được vua giao phó, công chúa An Tư sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng thực chất mà là vật cống nạp, cũng có thể còn là một người nội gián.Theo đánh giá của các nhà sử học cuộc “hôn phối chính trị” của công chúa An Tư đã góp công lớn trong việc thay đổi cục diện chiến tranh. Từ đây, quân Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, từng bước thay đổi cục diện để giành lấy thắng lợi cuối cùng.Sau đó, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan, đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy" để về nước.Theo các nhà sử học, trong thắng lợi này của nhà Trần có sự đóng góp hy sinh thầm lặng của công chúa An Tư. Nhưng tiếc thay, sau chiến thắng quân Nguyên, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới nàng.Không rõ công chúa còn hay mất, theo Thoát Hoan về phương Bắc hay đã chết trong đám loạn quân. Cuộc đời nàng An Tư vì nước quên thân vẫn là một câu đố chưa có lời giải.Chỉ có sách An Nam chí lược của Lê Tắc Trắc - một thuộc hạ của Trần Ích Tắc và Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong chép rằng: "Trước Thái tử (Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con...".Cuộc đời của công chúa An Tư về sau được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết thành tiểu thuyết. Bằng tình cảm và lòng ngưỡng mộ của mình, nhà văn đã đã ghi nhận và tôn vinh sự hy sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt.Ngoài An Tư công chúa, trong sử Việt có một số công chúa được gả đi, nổi bất nhất là công chúa Huyền Trân từng được gả cho vua Chế Mân của Chiêm Thành vào năm 1306. Đáp lại, vua Chiêm lấy vùng đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay dâng cho nhà Trần làm quà cưới.Điều may mắn là Huyền Trân Công chúa gả đi trong thời bình, được nhà vua Chế Mân yêu thương, tôn lên làm hoàng phi.Mời độc giả xem video: Sớm ban hành quy chế quản lý quỹ vắc xin. Nguồn: THDT.
Trong các bộ chính sử của Việt Nam hiện nay, cuộc đời công chúa An Tư được chép rất sơ lược.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ bảy - năm 1285) vua sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư dãn loạn nước vậy”.
Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi: “Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước”.
Theo các sử liệu ít ỏi, công chúa An Tư còn gọi là Thiên Tư công chúa, là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông.
Khi quân Nguyên liên tiếp xâm lược bờ cõi đất Việt, nàng An Tư trở thành nàng công chúa được hoàng tộc nhà Trần đem đi hòa thân ở Mông Cổ, gả cho Thái Tử (Trấn Nam Vương) – Thoát Hoan.
Với một trọng trách vô cùng nặng nề được vua giao phó, công chúa An Tư sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng thực chất mà là vật cống nạp, cũng có thể còn là một người nội gián.
Theo đánh giá của các nhà sử học cuộc “hôn phối chính trị” của công chúa An Tư đã góp công lớn trong việc thay đổi cục diện chiến tranh. Từ đây, quân Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, từng bước thay đổi cục diện để giành lấy thắng lợi cuối cùng.
Sau đó, quân đội nhà Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan, đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy" để về nước.
Theo các nhà sử học, trong thắng lợi này của nhà Trần có sự đóng góp hy sinh thầm lặng của công chúa An Tư. Nhưng tiếc thay, sau chiến thắng quân Nguyên, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới nàng.
Không rõ công chúa còn hay mất, theo Thoát Hoan về phương Bắc hay đã chết trong đám loạn quân. Cuộc đời nàng An Tư vì nước quên thân vẫn là một câu đố chưa có lời giải.
Chỉ có sách An Nam chí lược của Lê Tắc Trắc - một thuộc hạ của Trần Ích Tắc và Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong chép rằng: "Trước Thái tử (Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con...".
Cuộc đời của công chúa An Tư về sau được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết thành tiểu thuyết. Bằng tình cảm và lòng ngưỡng mộ của mình, nhà văn đã đã ghi nhận và tôn vinh sự hy sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt.
Ngoài An Tư công chúa, trong sử Việt có một số công chúa được gả đi, nổi bất nhất là công chúa Huyền Trân từng được gả cho vua Chế Mân của Chiêm Thành vào năm 1306. Đáp lại, vua Chiêm lấy vùng đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế ngày nay dâng cho nhà Trần làm quà cưới.
Điều may mắn là Huyền Trân Công chúa gả đi trong thời bình, được nhà vua Chế Mân yêu thương, tôn lên làm hoàng phi.
Mời độc giả xem video: Sớm ban hành quy chế quản lý quỹ vắc xin. Nguồn: THDT.