Cố cung, hay Tử Cấm Thành, là nơi ở của các Hoàng đế của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Hơn 600 năm, 24 vị Hoàng đế đã sống tại cung điện nguy nga này. Suốt thời gian đó, Tử Cấm Thành đã kinh qua vô số trận hỏa hoạn lớn, sét đánh dữ dội, nhưng chưa bao giờ bị ngập úng.Đến nay, mỗi độ Bắc Kinh bước vào mùa mưa, nhiều con đường trong thành phố sẽ bị ngập lụt, nhưng Cố cung ở Bắc Kinh đã có lịch sử hơn 600 năm chưa bao giờ bị ảnh hưởng, điều này cho thấy hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành hoạt động thực sự có hiệu quả.Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Tử Cấm Thành không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ suốt nhiều thế kỷ. Trước câu hỏi này, các chuyên gia đã đi tìm lời giải.Theo các chuyên gia, Tử Cấm Thành được xây dựng dưới thời nhà Minh. Cung điện hoàng gia này được các kiến trúc sư thi công theo mô hình kiến trúc truyền thống của người Trung Quốc là Bắc Cao, Nam thấp.Do vậy, khu vực phía Bắc và phía Nam của Tử Cấm Thành tạo thành một đường dốc thoải với độ cao chênh lệch khoảng gần 2m. Khi ấy, nước mưa sẽ tự động chảy từ Bắc xuống Nam và thoát ra ngoài cung điện.Các địa điểm như: Cung Khôn Ninh, Cung Càn Thanh, Điện Thái Hòa và Điện Bảo Hòa được xây trên nền móng rất cao. Kiến trúc này không chỉ tạo nên vẻ đẹp uy nghi của các cung điện mà còn tránh được việc ngập nước ở khu vực trung tâm Tử Cấm Thành.Thêm nữa, bên ngoài mỗi tòa cung điện trong Tử Cấm Thành có nhiều điểm thoát lũ được chạm khắc hình đầu rồng. Khi trời mưa, những chiếc đầu rồng đồng loạt phun nước chảy xuống các con kênh nhỏ rồi đổ về sông Kim Thủy.Đặc biệt, Tử Cấm Thành có hệ thống xử lý nước phức tạp giúp nước luôn được thoát nhanh, tránh tình trạng ngập lụt.Đó là những con kênh nhỏ ở trong nội thành (có độ sâu khoảng 0,5 - 2m) và dẫn về phía con sông đào Kim Thủy chảy vắt từ phía Tây sang phía Đông thành.Bề mặt sân của Tử Cấm Thành được lát bằng gạch đá xanh. Loại đá này giúp mặt sân dễ thấm nước mưa hơn bề mặt sân lát bằng bê tông. Bên dưới lớp gạch đá xanh là tầng đất rất dày có thể hút được một lượng nước lớn. Nhờ những yếu tố trên, Tử Cấm Thành luôn khô ráo sau những trận mưa lớn.Nước mưa trong Tử Cấm Thành thông qua 3 con đường thoát nước là từ mái nhà chảy xuống mặt đất, từ mặt đất chảy vào mương ngầm, từ mương ngầm chảy vào sông Nội Kim Thuỷ, từ sông Nội Kim Thuỷ chảy vào sông Đồng Tử, cuối cùng thông ra sông Huệ Hà.Vài trăm năm qua, dẫu lượng mưa lớn cỡ nào, Tử Cấm Thành cũng chưa một lần gặp nạn nước lớn. Từ đó có thể thấy được tài năng của cổ nhân khi thiết kế hệ thống thoát nước tinh tế, thuận theo dòng chảy tự nhiên này.>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV4).
Cố cung, hay Tử Cấm Thành, là nơi ở của các Hoàng đế của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Hơn 600 năm, 24 vị Hoàng đế đã sống tại cung điện nguy nga này. Suốt thời gian đó, Tử Cấm Thành đã kinh qua vô số trận hỏa hoạn lớn, sét đánh dữ dội, nhưng chưa bao giờ bị ngập úng.
Đến nay, mỗi độ Bắc Kinh bước vào mùa mưa, nhiều con đường trong thành phố sẽ bị ngập lụt, nhưng Cố cung ở Bắc Kinh đã có lịch sử hơn 600 năm chưa bao giờ bị ảnh hưởng, điều này cho thấy hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành hoạt động thực sự có hiệu quả.
Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Tử Cấm Thành không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ suốt nhiều thế kỷ. Trước câu hỏi này, các chuyên gia đã đi tìm lời giải.
Theo các chuyên gia, Tử Cấm Thành được xây dựng dưới thời nhà Minh. Cung điện hoàng gia này được các kiến trúc sư thi công theo mô hình kiến trúc truyền thống của người Trung Quốc là Bắc Cao, Nam thấp.
Do vậy, khu vực phía Bắc và phía Nam của Tử Cấm Thành tạo thành một đường dốc thoải với độ cao chênh lệch khoảng gần 2m. Khi ấy, nước mưa sẽ tự động chảy từ Bắc xuống Nam và thoát ra ngoài cung điện.
Các địa điểm như: Cung Khôn Ninh, Cung Càn Thanh, Điện Thái Hòa và Điện Bảo Hòa được xây trên nền móng rất cao. Kiến trúc này không chỉ tạo nên vẻ đẹp uy nghi của các cung điện mà còn tránh được việc ngập nước ở khu vực trung tâm Tử Cấm Thành.
Thêm nữa, bên ngoài mỗi tòa cung điện trong Tử Cấm Thành có nhiều điểm thoát lũ được chạm khắc hình đầu rồng. Khi trời mưa, những chiếc đầu rồng đồng loạt phun nước chảy xuống các con kênh nhỏ rồi đổ về sông Kim Thủy.
Đặc biệt, Tử Cấm Thành có hệ thống xử lý nước phức tạp giúp nước luôn được thoát nhanh, tránh tình trạng ngập lụt.
Đó là những con kênh nhỏ ở trong nội thành (có độ sâu khoảng 0,5 - 2m) và dẫn về phía con sông đào Kim Thủy chảy vắt từ phía Tây sang phía Đông thành.
Bề mặt sân của Tử Cấm Thành được lát bằng gạch đá xanh. Loại đá này giúp mặt sân dễ thấm nước mưa hơn bề mặt sân lát bằng bê tông. Bên dưới lớp gạch đá xanh là tầng đất rất dày có thể hút được một lượng nước lớn. Nhờ những yếu tố trên, Tử Cấm Thành luôn khô ráo sau những trận mưa lớn.
Nước mưa trong Tử Cấm Thành thông qua 3 con đường thoát nước là từ mái nhà chảy xuống mặt đất, từ mặt đất chảy vào mương ngầm, từ mương ngầm chảy vào sông Nội Kim Thuỷ, từ sông Nội Kim Thuỷ chảy vào sông Đồng Tử, cuối cùng thông ra sông Huệ Hà.
Vài trăm năm qua, dẫu lượng mưa lớn cỡ nào, Tử Cấm Thành cũng chưa một lần gặp nạn nước lớn. Từ đó có thể thấy được tài năng của cổ nhân khi thiết kế hệ thống thoát nước tinh tế, thuận theo dòng chảy tự nhiên này.
>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV4).