Quốc gia Nauru nằm ở Đông Bắc Papua New Guinea có diện tích bé thứ 3 thế giới sau Tòa thánh Vatican và Công quốc Monaco với diện tích chỉ 21 km2.Tổng dân số của Nauru chỉ vào khoảng 11.347 người. Trước khi giành độc lập vào năm 1968, quốc đảo này chủ yếu sống bằng nghề cá và trồng trọt.Sau khi giành độc lập, Nauru nhanh chóng thu hút sự đầu tư nước ngoài nhờ những mỏ phosphate dồi dào từ hóa thạch phân chim biển.Chính nhờ mảng khai khoáng mà nền kinh tế Nauru bùng nổ, người dân sống sướng mà không phải đánh cá hay trồng trọt, hái lượm nữa.Khi đó, Nauru trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới và là một trong những nước đang phát triển có mức sống tốt nhất toàn cầu. Nhiều tiền, Nauru cho xây sân bay, thậm chí mua 7 chiếc máy bay để phục vụ giao thông, du lịch dù dân số rất ít ỏi.Tuy nhiên, khi nguồn tài nguyên cạn kiệt và các nhà đầu tư rút vốn, Nauru bị bỏ lại với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và không có nguồn thu nhập chính nào nữa. Mảng đánh bắt cá và nông nghiệp đã bị bỏ hoang và ô nhiễm, trong khi người dân lại quá quen với cuộc sống hưởng thụ.Nauru đã kiện lên tòa án quốc tế yêu cầu các công ty nước ngoài bồi thường vì đã làm ô nhiễm tài nguyên. Tất nhiên là Nauru thành công khi Australia đồng ý trả 2,6 triệu USD/năm trong vòng 20 năm trong khi New Zealand và Anh trả một lần 12 triệu USD. Dẫu vậy con số này là không đủ với một quốc gia chẳng còn gì ngoài một hòn đảo ô nhiễm.Như một hệ quả tất yếu, Nauru bị phá sản khi không thanh toán nổi những khoản vay quốc tế. Chính quyền không có tiền chi trả cho các dịch vụ công do ngân sách nước này trống rỗng.Người dân tại đây đang phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh. Khoảng 99% đất đai tại Nauru bị ô nhiễm bởi Phosphate nên họ không còn khả năng trồng trọt. Từ một nước giàu có, Nauru rơi xuống thành quốc đảo nghèo khổ. Khoảng 90% người dân Nauru thất nghiệp.Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, trong thời gian giàu có, người dân nước bắt đầu lười biếng và thích đồ ăn nhanh từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân và béo phì mất kiểm soát. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Nauru là quốc gia có tỷ lệ người thừa cân và béo phì nhiều nhất thế giới. Khoảng 94,5% dân số bị thừa cân và 71,7% bị bệnh béo phì.Quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 40% dân số mắc bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào phá vỡ được kỷ lục "béo" của Nauru. Hiện chính phủ Nauru đang khuyến khích người dân vận động. Sân bay vốn được xây dựng cho du lịch giờ đây trở thành không gian đi bộ cho cư dân bản địa, vốn đã quá nặng nề.Khẩu hiệu kêu gọi người dân Nauru tích cực vận động để đánh bại bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe, tuổi thọ được viết ở khắp nơi.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm Giám đốc công ty tiếp thị mạo danh VTV, định thông chốt kiểm dịch. Nguồn: VTV24
Quốc gia Nauru nằm ở Đông Bắc Papua New Guinea có diện tích bé thứ 3 thế giới sau Tòa thánh Vatican và Công quốc Monaco với diện tích chỉ 21 km2.
Tổng dân số của Nauru chỉ vào khoảng 11.347 người. Trước khi giành độc lập vào năm 1968, quốc đảo này chủ yếu sống bằng nghề cá và trồng trọt.
Sau khi giành độc lập, Nauru nhanh chóng thu hút sự đầu tư nước ngoài nhờ những mỏ phosphate dồi dào từ hóa thạch phân chim biển.
Chính nhờ mảng khai khoáng mà nền kinh tế Nauru bùng nổ, người dân sống sướng mà không phải đánh cá hay trồng trọt, hái lượm nữa.
Khi đó, Nauru trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới và là một trong những nước đang phát triển có mức sống tốt nhất toàn cầu. Nhiều tiền, Nauru cho xây sân bay, thậm chí mua 7 chiếc máy bay để phục vụ giao thông, du lịch dù dân số rất ít ỏi.
Tuy nhiên, khi nguồn tài nguyên cạn kiệt và các nhà đầu tư rút vốn, Nauru bị bỏ lại với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và không có nguồn thu nhập chính nào nữa. Mảng đánh bắt cá và nông nghiệp đã bị bỏ hoang và ô nhiễm, trong khi người dân lại quá quen với cuộc sống hưởng thụ.
Nauru đã kiện lên tòa án quốc tế yêu cầu các công ty nước ngoài bồi thường vì đã làm ô nhiễm tài nguyên. Tất nhiên là Nauru thành công khi Australia đồng ý trả 2,6 triệu USD/năm trong vòng 20 năm trong khi New Zealand và Anh trả một lần 12 triệu USD. Dẫu vậy con số này là không đủ với một quốc gia chẳng còn gì ngoài một hòn đảo ô nhiễm.
Như một hệ quả tất yếu, Nauru bị phá sản khi không thanh toán nổi những khoản vay quốc tế. Chính quyền không có tiền chi trả cho các dịch vụ công do ngân sách nước này trống rỗng.
Người dân tại đây đang phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh. Khoảng 99% đất đai tại Nauru bị ô nhiễm bởi Phosphate nên họ không còn khả năng trồng trọt. Từ một nước giàu có, Nauru rơi xuống thành quốc đảo nghèo khổ. Khoảng 90% người dân Nauru thất nghiệp.
Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu, trong thời gian giàu có, người dân nước bắt đầu lười biếng và thích đồ ăn nhanh từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân và béo phì mất kiểm soát. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Nauru là quốc gia có tỷ lệ người thừa cân và béo phì nhiều nhất thế giới. Khoảng 94,5% dân số bị thừa cân và 71,7% bị bệnh béo phì.
Quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 40% dân số mắc bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào phá vỡ được kỷ lục "béo" của Nauru. Hiện chính phủ Nauru đang khuyến khích người dân vận động. Sân bay vốn được xây dựng cho du lịch giờ đây trở thành không gian đi bộ cho cư dân bản địa, vốn đã quá nặng nề.
Khẩu hiệu kêu gọi người dân Nauru tích cực vận động để đánh bại bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe, tuổi thọ được viết ở khắp nơi.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm Giám đốc công ty tiếp thị mạo danh VTV, định thông chốt kiểm dịch. Nguồn: VTV24