Nằm ở huyện Shibam, thuộc vùng Hadhramaut của Yemen, thị trấn Shibam nổi tiếng với các tòa nhà cao tầng xây theo lối cổ xưa, được coi là các tòa nhà chọc trời lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia.Theo thống kê, thị trấn có khoảng 500 tòa nhà cao từ 5-11 tầng, mỗi tầng có từ một đến hai phòng. Tất cả các các công trình này được xây bằng gạch bùn, một vật liệu xây dựng truyền thống ở khu vực Trung Đông. Ảnh: Hidden Architecture.Theo các tư liệu lịch sử, Shibam hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 3. Nơi đây từng là kinh đô của vương quốc Hadramawt. Những ngôi nhà cao tầng của thị trấn có lịch sử muộn hơn, hầu hết được xây từ thế kỷ thứ 16. Ảnh: YEMEN Facebook.Loại hình kiến trúc đặc biệt này đã xuất hiện do nhu cầu bảo vệ người dân khỏi sự tấn công của những người du cư thời bấy giờ. Ảnh: Pinterest.Nhiều tòa nhà ở Shibam đã được xây dựng lại trong vài thế kỷ qua. Để bảo vệ các tòa nhà trước sự xói mòn của thời tiết, các bức tường phải được duy trì thường xuyên bằng cách đắp thêm các lớp bùn bên ngoài. Ảnh: National Geographic.Những tòa nhà cao nhất ở Shibam có chiều cao trên 30 mét. Đây chính là những tòa nhà bằng gạch bùn cao nhất thế giới. Ảnh: Daily Sabah.Được mệnh danh là "Manhattan của sa mạc", Shibam được các chuyên gia kiến trúc coi là một trong số những ví dụ cổ xưa nhất và tốt nhất của quy hoạch đô thị dựa trên các nguyên tắc xây dựng dọc. Ảnh: Daily Sabah.Thị trấn này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1982. Đây chính là Di sản thế giới đầu tiên của Yemen được công nhận. Ảnh: Wikimedia Commons.Tuy nhiên, do xung đột vũ trang cùng công tác quản lý và bảo vệ có nhiều bất cập nên Shibam đã bị đưa vào danh sách Di sản thế giới bị đe dọa từ năm 2015. Ảnh: Global Entrepreneur Network.Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Nằm ở huyện Shibam, thuộc vùng Hadhramaut của Yemen, thị trấn Shibam nổi tiếng với các tòa nhà cao tầng xây theo lối cổ xưa, được coi là các tòa nhà chọc trời lâu đời nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Theo thống kê, thị trấn có khoảng 500 tòa nhà cao từ 5-11 tầng, mỗi tầng có từ một đến hai phòng. Tất cả các các công trình này được xây bằng gạch bùn, một vật liệu xây dựng truyền thống ở khu vực Trung Đông. Ảnh: Hidden Architecture.
Theo các tư liệu lịch sử, Shibam hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 3. Nơi đây từng là kinh đô của vương quốc Hadramawt. Những ngôi nhà cao tầng của thị trấn có lịch sử muộn hơn, hầu hết được xây từ thế kỷ thứ 16. Ảnh: YEMEN Facebook.
Loại hình kiến trúc đặc biệt này đã xuất hiện do nhu cầu bảo vệ người dân khỏi sự tấn công của những người du cư thời bấy giờ. Ảnh: Pinterest.
Nhiều tòa nhà ở Shibam đã được xây dựng lại trong vài thế kỷ qua. Để bảo vệ các tòa nhà trước sự xói mòn của thời tiết, các bức tường phải được duy trì thường xuyên bằng cách đắp thêm các lớp bùn bên ngoài. Ảnh: National Geographic.
Những tòa nhà cao nhất ở Shibam có chiều cao trên 30 mét. Đây chính là những tòa nhà bằng gạch bùn cao nhất thế giới. Ảnh: Daily Sabah.
Được mệnh danh là "Manhattan của sa mạc", Shibam được các chuyên gia kiến trúc coi là một trong số những ví dụ cổ xưa nhất và tốt nhất của quy hoạch đô thị dựa trên các nguyên tắc xây dựng dọc. Ảnh: Daily Sabah.
Thị trấn này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1982. Đây chính là Di sản thế giới đầu tiên của Yemen được công nhận. Ảnh: Wikimedia Commons.
Tuy nhiên, do xung đột vũ trang cùng công tác quản lý và bảo vệ có nhiều bất cập nên Shibam đã bị đưa vào danh sách Di sản thế giới bị đe dọa từ năm 2015. Ảnh: Global Entrepreneur Network.
Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.