Lưu Thiện là con trai Lưu Bị. Sau khi vua cha qua đời, Lưu Thiện kế vị ngai vàng và trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Thục Hán. Con trai Lưu Bị thuận lợi đăng cơ lên ngôi vua là nhờ công lớn của Gia Cát Lượng.Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần và hết mực trung thành với Lưu Bị cũng như nhà Thục, Khổng Minh dốc sức phò tá Lưu Thiện và giúp ông hoàng này ổn định đất nước.Vào tháng 8 năm 234, sau 5 chiến dịch Bắc phạt của nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời tại gò Ngũ Trượng, thọ 54 tuổi.Trước khi qua đời, Khổng Minh đã để lại lời trăn trối cho hậu chủ Lưu Thiện. Giới chuyên gia đánh giá đó là "bùa hộ mệnh" cho nhà Thục Hán trong tương lai."Bùa hộ mệnh" mà Gia Cát Lượng để lại cho Lưu Thiện là một câu nói: "Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử Tiên Hán sở dĩ hưng long dã". Câu nói này tạm dịch là: Gần gũi với hiền thần, xa lánh lũ tiểu nhân, làm được điều này thì Tiên Hán mới có thể hưng thịnh.Thông qua câu nói này, Gia Cát Lượng muốn dặn dò Lưu Thiện muốn cơ nghiệp rộng mở thì cần gần gũi với những bậc hiền thần, trung lương đồng thời tránh xa những kẻ nịnh thần và bè lũ tiểu nhân, a dua nịnh hot. Nếu làm được như vậy thì cơ nghiệp của nhà Thục mới có thể thịnh vượng lâu dài.Thế nhưng, Lưu Thiện không làm theo "bùa hộ mệnh" mà Gia Cát Lượng để lại. Sau khi Khổng Minh qua đời, Lưu Thiện ban đầu làm theo lời trăn trối của vị thừa tướng lỗi lạc.Đến năm 246, Lưu Thiện tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo. Kể từ đó, hoạn quan này từ từ bành trướng ảnh hưởng, kết bè phái và có hành vi lộng quyền, gây ra không ít "sóng gió" trong triều đình, hậu cung.Phe cánh của Hoàng Hạo hãm hại một số trung thần đứng ra can gián Lưu Thiện không nên quá tin tưởng, trọng dụng hoạn quan này.Do đó, triều đình nhà Thục ngày càng suy yếu, nội bộ bị chia rẽ. Cuối cùng, Lưu Thiện không thể bảo vệ giang sơn mà Lưu Bị để lại khi nhà Thục bị Tào Ngụy thôn tính.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Lưu Thiện là con trai Lưu Bị. Sau khi vua cha qua đời, Lưu Thiện kế vị ngai vàng và trở thành hoàng đế thứ hai của nhà Thục Hán. Con trai Lưu Bị thuận lợi đăng cơ lên ngôi vua là nhờ công lớn của Gia Cát Lượng.
Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần và hết mực trung thành với Lưu Bị cũng như nhà Thục, Khổng Minh dốc sức phò tá Lưu Thiện và giúp ông hoàng này ổn định đất nước.
Vào tháng 8 năm 234, sau 5 chiến dịch Bắc phạt của nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng và qua đời tại gò Ngũ Trượng, thọ 54 tuổi.
Trước khi qua đời, Khổng Minh đã để lại lời trăn trối cho hậu chủ Lưu Thiện. Giới chuyên gia đánh giá đó là "bùa hộ mệnh" cho nhà Thục Hán trong tương lai.
"Bùa hộ mệnh" mà Gia Cát Lượng để lại cho Lưu Thiện là một câu nói: "Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử Tiên Hán sở dĩ hưng long dã". Câu nói này tạm dịch là: Gần gũi với hiền thần, xa lánh lũ tiểu nhân, làm được điều này thì Tiên Hán mới có thể hưng thịnh.
Thông qua câu nói này, Gia Cát Lượng muốn dặn dò Lưu Thiện muốn cơ nghiệp rộng mở thì cần gần gũi với những bậc hiền thần, trung lương đồng thời tránh xa những kẻ nịnh thần và bè lũ tiểu nhân, a dua nịnh hot. Nếu làm được như vậy thì cơ nghiệp của nhà Thục mới có thể thịnh vượng lâu dài.
Thế nhưng, Lưu Thiện không làm theo "bùa hộ mệnh" mà Gia Cát Lượng để lại. Sau khi Khổng Minh qua đời, Lưu Thiện ban đầu làm theo lời trăn trối của vị thừa tướng lỗi lạc.
Đến năm 246, Lưu Thiện tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo. Kể từ đó, hoạn quan này từ từ bành trướng ảnh hưởng, kết bè phái và có hành vi lộng quyền, gây ra không ít "sóng gió" trong triều đình, hậu cung.
Phe cánh của Hoàng Hạo hãm hại một số trung thần đứng ra can gián Lưu Thiện không nên quá tin tưởng, trọng dụng hoạn quan này.
Do đó, triều đình nhà Thục ngày càng suy yếu, nội bộ bị chia rẽ. Cuối cùng, Lưu Thiện không thể bảo vệ giang sơn mà Lưu Bị để lại khi nhà Thục bị Tào Ngụy thôn tính.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.