Lịch sử hội họa thế giới từng ghi nhận một câu chuyện động trời về một gã họa sĩ giả mạo đã lừa dối thành công tất cả các nhà thẩm định tranh bậc thầy. Gã họa sĩ đó là Han van Meegeren (1889-1947), vốn là một họa sĩ có tài nhưng luôn bất mãn do không được đánh giá cao.Câu chuyện bắt đầu vào năm 1889, các học giả tranh cãi vấn đề liệu họa sĩ vĩ đại người Hà Lan - Vermeer có vẽ những tác phẩm miêu tả cảnh trong Kinh Thánh hay không. Và Han van Meegeren đã nhân cơ hội này đưa ra những tác phẩm giả mạo Vermeer.Ông ta đã làm giả phong cách của Vermeer bằng cách xử lý các đường nét, màu sắc, tuổi tác của các tranh một cách rất tỉ mỉ và khiến nhiều nhà thẩm định xác nhận rằng Vermeer thật sự đã để lại những bức tranh về Kinh Thánh.Những bức tranh giả mạo nhận được nhiều sự tán dương từ giới chuyện môn, nhưng sự háo danh đã khiến Van Meegeren lún sâu vào vũng lầy nguy hiểm do mình gây ra.Van Meegeren đã mắc sai lầm lớn khi bán tranh cho một người trong bộ máy chính quyền Đức Quốc xã. Sau chiến tranh, chính quyền Hà Lan coi việc Van Meegeren bán tranh của danh họa Vermeer là hành động bán “kho báu quốc gia”.Để chứng minh mình không phải là kẻ phản bội đất nước, Meegeren đành thú nhận ông đã làm giả bức tranh và biểu diễn kỹ thuật giả mạo của mình trước các nhà chuyên môn. Giới hội họa đã giật mình vì nếu sự việc không bị phanh phui, lịch sử hội họa thế giới đã bị xuyên tạc một cách trắng trợn.Như vậy, thay vì chịu tội phản quốc, họa sĩ giả mạo Van Meegeren chỉ phải chịu hình phạt về tội làm giả tranh. Những năm tháng còn lại của cuộc đời, ông sống trong sự dày vò bì bị xã hội tẩy chay và qua đời sau một cơn đau tim.Vụ việc giả mạo tranh này đã lại nhiều bài học có giá trị đến tận ngày nay cho các nhà thẩm định tranh.Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.
Lịch sử hội họa thế giới từng ghi nhận một câu chuyện động trời về một gã họa sĩ giả mạo đã lừa dối thành công tất cả các nhà thẩm định tranh bậc thầy. Gã họa sĩ đó là Han van Meegeren (1889-1947), vốn là một họa sĩ có tài nhưng luôn bất mãn do không được đánh giá cao.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1889, các học giả tranh cãi vấn đề liệu họa sĩ vĩ đại người Hà Lan - Vermeer có vẽ những tác phẩm miêu tả cảnh trong Kinh Thánh hay không. Và Han van Meegeren đã nhân cơ hội này đưa ra những tác phẩm giả mạo Vermeer.
Ông ta đã làm giả phong cách của Vermeer bằng cách xử lý các đường nét, màu sắc, tuổi tác của các tranh một cách rất tỉ mỉ và khiến nhiều nhà thẩm định xác nhận rằng Vermeer thật sự đã để lại những bức tranh về Kinh Thánh.
Những bức tranh giả mạo nhận được nhiều sự tán dương từ giới chuyện môn, nhưng sự háo danh đã khiến Van Meegeren lún sâu vào vũng lầy nguy hiểm do mình gây ra.
Van Meegeren đã mắc sai lầm lớn khi bán tranh cho một người trong bộ máy chính quyền Đức Quốc xã. Sau chiến tranh, chính quyền Hà Lan coi việc Van Meegeren bán tranh của danh họa Vermeer là hành động bán “kho báu quốc gia”.
Để chứng minh mình không phải là kẻ phản bội đất nước, Meegeren đành thú nhận ông đã làm giả bức tranh và biểu diễn kỹ thuật giả mạo của mình trước các nhà chuyên môn. Giới hội họa đã giật mình vì nếu sự việc không bị phanh phui, lịch sử hội họa thế giới đã bị xuyên tạc một cách trắng trợn.
Như vậy, thay vì chịu tội phản quốc, họa sĩ giả mạo Van Meegeren chỉ phải chịu hình phạt về tội làm giả tranh. Những năm tháng còn lại của cuộc đời, ông sống trong sự dày vò bì bị xã hội tẩy chay và qua đời sau một cơn đau tim.
Vụ việc giả mạo tranh này đã lại nhiều bài học có giá trị đến tận ngày nay cho các nhà thẩm định tranh.
Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.