Ngược dòng thời gian, từ ngày 26/4 đến ngày 21/6/1995, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành cuộc khai quật quy mô lớn đầu tiên ở Giồng Cá Vồ, một giồng đất đỏ có diện tích khoảng 7.000 m2, làm phát lộ một khối lượng di vật khổng lồ, có niên đại 2.000 đến 2.500 năm trước. Ảnh: Các mẫu mâm bồng tìm được ở Giồng Cá Vồ.Loại hình di vật đặc trưng nhất ở di chỉ Giồng Cá Vồ là những chiếc mộ chum, với số lượng lên đến hơn 300 mộ. Mộ chum ở đây có hai loại, loại một là chum hình cầu, đáy tròn được làm từ đất sét có chứa nhiều bã thực vật, xương gốm màu đen, cứng chắc và khá nặng. Ảnh: Mộ chum loại một.Loại chum thứ hai thân có hình trụ thuôn dần về đáy, vai gãy hoặc hơi xiên, số lượng ít hơn loại chum hình cầu. Chum loại hai này mỏng hơn, có xương gốm có màu xám, khá thô nhưng chắc. Ảnh: Một chiếc mộ chum loại hai tìm thấy ở Giồng Cá Vồ.Đi cùng các ngôi mộ là các món đồ tùy táng rất phong phú. Các hiện vật này gồm nhiều chất liệu, có thể kể đến đầu tiên là đồ gốm rất độc đáo, có số lượng lớn. Ảnh: Bình gốm Giồng Cá Vồ.Đồ gốm ở Giồng Cá Vồ có chất liệu gốm mịn, xương gốm màu đen hoặc nâu đen, áo gốm có màu nâu xám hay nâu đỏ, xương gốm chắc, độ nung cao, thường có hoa văn khắc vạch với mô tuýp chữ S. Ảnh: Nồi gốm Giồng Cá Vồ.Loại hình đồ gồm được tìm thấy rất phong phú, như nồi minh khí, cà ràng minh khí, bình Sa Huỳnh, chân đế, mô hình tháp, nồi nấu kim loại, tượng động vật… Ảnh: Lọ gốm Giồng Cá Vồ.Những chiếc cà ràng (bếp đun) minh khí làm đồ tùy táng được tìm thấy nhiều chứng tỏ đây là một vật dụng rất cần thiết trong cuộc sống của các cư dân ở Giồng Cá Vồ thuở xa xưa. Ảnh: Cà ràng và nồi gốm Giồng Cá Vồ.Mô hình tháp bốn mái trên đỉnh có gắn tượng hình chim, các trụ gốm hình con tiện, chân đế choãi trang trí văn khắc vạch, tượng hình chim… cũng phát lộ với số lượng lớn, cho thấy đây là biểu tượng có ý nghĩa quan trọng đối với dân cư Giồng Cá Vồ. Ảnh: Núm trang trí hình tháp trên nắp đồ đựng Giồng Cá Vồ.Bên cạnh đồ gốm là các hiện vật bằng đá, gồm trang sức làm từ đá mã não và đá ngọc, chủ yếu là khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, ngoài ra còn có vòng tay, mảnh đá, đá cuội. Ảnh: Các loại hạt chuỗi bằng đá mã não, các loại đá bán quý khác và thủy tinh ở Giồng Cá Vồ.Hiện vật kim loại có vàng (đồ trang sức hạt chuỗi bằng vàng hình cuộn tròn, hình đốt trúc), đồng (đồ trang sức là vòng đồng và lục lạc, rìu đồng lưỡi xòe cân có họng tra cán), sắt (giáo sắt, lưỡi câu và các loại mảnh công cụ khác chủ yếu là dụng cụ sinh hoạt hàng ngày). Ảnh: Các loại khuyên tai vàng tìm được ở Giồng Cá VồHiện vật thủy tinh gồm khuyên tai hai đầu thú màu xanh nước biển và màu xanh rêu, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hình khối 8 có màu xanh đen, khuyên tai hình vành khăn có màu xanh nước biển, hạt chuỗi có hình cầu màu xanh nước biển, vòng tay… Ảnh: Khuyên tai hai đầu thú bằng thủy tinh và đá ở Giồng Cá Vồ.Chất liệu xương và vỏ nhuyễn thể có đồ trang sức là vòng tay, hạt chuỗi, răng nanh thú và muôi cán hình hoa ba cánh. Ảnh: Các loại đồ trang sức và vòng tay bằng xương, ngà ở Giồng Cá Vồ.Các nhà nghiên cứu đánh giá, với những đặc trưng độc đáo về di tích, di vật và táng thức trong đó quan trọng nhất là phương thức hung táng trong mộ chum, di tích Giồng Cá Vồ đã chứa đựng những tiền đề cơ bản của một nền văn hóa khảo cổ. Ảnh: Lưỡi kiếm sắt và đồ trang sức bằng xương, răng ở Giồng Cá Vồ.Cụ thể, Giồng Cá Vồ thuộc dạng di tích tiền - sơ sử, thể hiện sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đầu tiên, di tích này mang các yếu tố bản địa của văn hóa Đồng Nai, sau đó chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: Đèn gốm Giồng Cá Vồ.Vào ngày 13/4/2000, địa điểm Giồng Cá Vồ đã được công nhận là Di tích khảo cổ học cấp quốc gia theo Quyết định số 06/2000-QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin. Ảnh: Một chiếc mộ chum được khai quật ở Giồng Cá Vồ.
Ngược dòng thời gian, từ ngày 26/4 đến ngày 21/6/1995, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành cuộc khai quật quy mô lớn đầu tiên ở Giồng Cá Vồ, một giồng đất đỏ có diện tích khoảng 7.000 m2, làm phát lộ một khối lượng di vật khổng lồ, có niên đại 2.000 đến 2.500 năm trước. Ảnh: Các mẫu mâm bồng tìm được ở Giồng Cá Vồ.
Loại hình di vật đặc trưng nhất ở di chỉ Giồng Cá Vồ là những chiếc mộ chum, với số lượng lên đến hơn 300 mộ. Mộ chum ở đây có hai loại, loại một là chum hình cầu, đáy tròn được làm từ đất sét có chứa nhiều bã thực vật, xương gốm màu đen, cứng chắc và khá nặng. Ảnh: Mộ chum loại một.
Loại chum thứ hai thân có hình trụ thuôn dần về đáy, vai gãy hoặc hơi xiên, số lượng ít hơn loại chum hình cầu. Chum loại hai này mỏng hơn, có xương gốm có màu xám, khá thô nhưng chắc. Ảnh: Một chiếc mộ chum loại hai tìm thấy ở Giồng Cá Vồ.
Đi cùng các ngôi mộ là các món đồ tùy táng rất phong phú. Các hiện vật này gồm nhiều chất liệu, có thể kể đến đầu tiên là đồ gốm rất độc đáo, có số lượng lớn. Ảnh: Bình gốm Giồng Cá Vồ.
Đồ gốm ở Giồng Cá Vồ có chất liệu gốm mịn, xương gốm màu đen hoặc nâu đen, áo gốm có màu nâu xám hay nâu đỏ, xương gốm chắc, độ nung cao, thường có hoa văn khắc vạch với mô tuýp chữ S. Ảnh: Nồi gốm Giồng Cá Vồ.
Loại hình đồ gồm được tìm thấy rất phong phú, như nồi minh khí, cà ràng minh khí, bình Sa Huỳnh, chân đế, mô hình tháp, nồi nấu kim loại, tượng động vật… Ảnh: Lọ gốm Giồng Cá Vồ.
Những chiếc cà ràng (bếp đun) minh khí làm đồ tùy táng được tìm thấy nhiều chứng tỏ đây là một vật dụng rất cần thiết trong cuộc sống của các cư dân ở Giồng Cá Vồ thuở xa xưa. Ảnh: Cà ràng và nồi gốm Giồng Cá Vồ.
Mô hình tháp bốn mái trên đỉnh có gắn tượng hình chim, các trụ gốm hình con tiện, chân đế choãi trang trí văn khắc vạch, tượng hình chim… cũng phát lộ với số lượng lớn, cho thấy đây là biểu tượng có ý nghĩa quan trọng đối với dân cư Giồng Cá Vồ. Ảnh: Núm trang trí hình tháp trên nắp đồ đựng Giồng Cá Vồ.
Bên cạnh đồ gốm là các hiện vật bằng đá, gồm trang sức làm từ đá mã não và đá ngọc, chủ yếu là khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, ngoài ra còn có vòng tay, mảnh đá, đá cuội. Ảnh: Các loại hạt chuỗi bằng đá mã não, các loại đá bán quý khác và thủy tinh ở Giồng Cá Vồ.
Hiện vật kim loại có vàng (đồ trang sức hạt chuỗi bằng vàng hình cuộn tròn, hình đốt trúc), đồng (đồ trang sức là vòng đồng và lục lạc, rìu đồng lưỡi xòe cân có họng tra cán), sắt (giáo sắt, lưỡi câu và các loại mảnh công cụ khác chủ yếu là dụng cụ sinh hoạt hàng ngày). Ảnh: Các loại khuyên tai vàng tìm được ở Giồng Cá Vồ
Hiện vật thủy tinh gồm khuyên tai hai đầu thú màu xanh nước biển và màu xanh rêu, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hình khối 8 có màu xanh đen, khuyên tai hình vành khăn có màu xanh nước biển, hạt chuỗi có hình cầu màu xanh nước biển, vòng tay… Ảnh: Khuyên tai hai đầu thú bằng thủy tinh và đá ở Giồng Cá Vồ.
Chất liệu xương và vỏ nhuyễn thể có đồ trang sức là vòng tay, hạt chuỗi, răng nanh thú và muôi cán hình hoa ba cánh. Ảnh: Các loại đồ trang sức và vòng tay bằng xương, ngà ở Giồng Cá Vồ.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, với những đặc trưng độc đáo về di tích, di vật và táng thức trong đó quan trọng nhất là phương thức hung táng trong mộ chum, di tích Giồng Cá Vồ đã chứa đựng những tiền đề cơ bản của một nền văn hóa khảo cổ. Ảnh: Lưỡi kiếm sắt và đồ trang sức bằng xương, răng ở Giồng Cá Vồ.
Cụ thể, Giồng Cá Vồ thuộc dạng di tích tiền - sơ sử, thể hiện sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đầu tiên, di tích này mang các yếu tố bản địa của văn hóa Đồng Nai, sau đó chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: Đèn gốm Giồng Cá Vồ.
Vào ngày 13/4/2000, địa điểm Giồng Cá Vồ đã được công nhận là Di tích khảo cổ học cấp quốc gia theo Quyết định số 06/2000-QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin. Ảnh: Một chiếc mộ chum được khai quật ở Giồng Cá Vồ.