Từ nhiều đời nay, các loại mắm cá đã trở thành đặc sản vạn người mê của miền đất An Giang. Loạt ảnh được thực hiện tại các khu chợ ở huyện Tịnh Biên và TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.Khác với các loại nước mắm cốt ở miền biển, mắm cá An Giang là mắm cá nguyên cái, được làm từ các loài các nước ngọt đánh bắt ở địa phương.Các chủng loại mắm ở nơi đây hết sức phong phú, đến mức có thể khiến khách phương xa... hoa mắt, chóng mặt vì không thể ghi nhớ hết tên gọi, hình ảnh của từng loại.Chỉ nhìn sơ sơ qua các gian hàng, cũng có thể liệt kê cả chục loại mắm, như mắm sặc, mắm linh, mắm lóc, mắm rô, mắm ba khía, mắm Thái, mắm trèn, mắm chốt, mắm dưa...Cách bày biện mắm cũng vô cùng ấn tượng, với những chồng mắm được xếp cao như núi...Hoặc bày biện như một tác phẩm nghệ thuật.Hình thù các loại mắm cũng vô cùng đa dạng. Vì tùy từng loại cá, cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương.Khó có thể nói loại mắm nào ngon nhất hoặc nổi tiếng nhất ở nơi đây, vì mỗi loại lại có một hương vị riêng, nét độc đáo riêng.Một số loại mắm dễ ăn, được nhiều bà nội trợ mua là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt... Những loại này ăn sống hay dùng chưng, làm nước dùng... đều rất ngon.Một loại mắm cũng rất được ưa chuộng là mắm Thái. Đó là thịt mắm lóc loại ngon được lạng bỏ da bỏ xương xé nhỏ trộn với đu đủ xắt sợi và thịt ba rọi ram, thêm thính gạo, đường, ớt vào.Mắm ba khía trông rất bắt mắt, được làm từ con ba khía - một loại cua màu tím sống ở các khu vực ngập mặn ở miền Tây.Có cả các loại mắm chay như mắm dưa, mắm đu đủ... có vị rất lạ, cách sử dụng tương tự các món dưa, cà muối truyền thống.Các loại mắm ở An Giang không mặn thuần túy mà thường có thêm vị ngọt đậm đà, do mắm ở nơi đây thường được nêm thêm đường thốt nốt đặc sản.Khi bước vào các khu bán mắm, rất nhiều du khách rơi vào trạng thái "ngây ngất" bởi mùi thơm rất đặc trưng của các loại mắm xứ sông nước miền Tây.Người bán ở chợ cũng vô cùng niềm nở, sẵn sàng mời bạn nếm thử mắm như một cách giới thiệu đặc sản địa phương.Một điều thú vị khác ở xứ sở mắm cá An Giang là các hiệu mắm thường mang tên một "cô giáo" nào đó như Cô giáo Thảo, Cô giáo Thanh, Bà giáo Khỏe...Mắm cá ở An Giang được sản xuất quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa lũ - mùa đánh bắt cá sôi động nhất và cũng là mùa làm mắm của địa phương.Sẽ là điều rất đáng tiếc nếu lữ khách phương xa ghé thăm vùng đất An Giang mà không mua về chút mắm đặc sản làm quà cho người thân...Một số hình ảnh khác về chợ mắm cá ở An Giang.
Từ nhiều đời nay, các loại mắm cá đã trở thành đặc sản vạn người mê của miền đất An Giang. Loạt ảnh được thực hiện tại các khu chợ ở huyện Tịnh Biên và TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Khác với các loại nước mắm cốt ở miền biển, mắm cá An Giang là mắm cá nguyên cái, được làm từ các loài các nước ngọt đánh bắt ở địa phương.
Các chủng loại mắm ở nơi đây hết sức phong phú, đến mức có thể khiến khách phương xa... hoa mắt, chóng mặt vì không thể ghi nhớ hết tên gọi, hình ảnh của từng loại.
Chỉ nhìn sơ sơ qua các gian hàng, cũng có thể liệt kê cả chục loại mắm, như mắm sặc, mắm linh, mắm lóc, mắm rô, mắm ba khía, mắm Thái, mắm trèn, mắm chốt, mắm dưa...
Cách bày biện mắm cũng vô cùng ấn tượng, với những chồng mắm được xếp cao như núi...
Hoặc bày biện như một tác phẩm nghệ thuật.
Hình thù các loại mắm cũng vô cùng đa dạng. Vì tùy từng loại cá, cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương.
Khó có thể nói loại mắm nào ngon nhất hoặc nổi tiếng nhất ở nơi đây, vì mỗi loại lại có một hương vị riêng, nét độc đáo riêng.
Một số loại mắm dễ ăn, được nhiều bà nội trợ mua là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt... Những loại này ăn sống hay dùng chưng, làm nước dùng... đều rất ngon.
Một loại mắm cũng rất được ưa chuộng là mắm Thái. Đó là thịt mắm lóc loại ngon được lạng bỏ da bỏ xương xé nhỏ trộn với đu đủ xắt sợi và thịt ba rọi ram, thêm thính gạo, đường, ớt vào.
Mắm ba khía trông rất bắt mắt, được làm từ con ba khía - một loại cua màu tím sống ở các khu vực ngập mặn ở miền Tây.
Có cả các loại mắm chay như mắm dưa, mắm đu đủ... có vị rất lạ, cách sử dụng tương tự các món dưa, cà muối truyền thống.
Các loại mắm ở An Giang không mặn thuần túy mà thường có thêm vị ngọt đậm đà, do mắm ở nơi đây thường được nêm thêm đường thốt nốt đặc sản.
Khi bước vào các khu bán mắm, rất nhiều du khách rơi vào trạng thái "ngây ngất" bởi mùi thơm rất đặc trưng của các loại mắm xứ sông nước miền Tây.
Người bán ở chợ cũng vô cùng niềm nở, sẵn sàng mời bạn nếm thử mắm như một cách giới thiệu đặc sản địa phương.
Một điều thú vị khác ở xứ sở mắm cá An Giang là các hiệu mắm thường mang tên một "cô giáo" nào đó như Cô giáo Thảo, Cô giáo Thanh, Bà giáo Khỏe...
Mắm cá ở An Giang được sản xuất quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa lũ - mùa đánh bắt cá sôi động nhất và cũng là mùa làm mắm của địa phương.
Sẽ là điều rất đáng tiếc nếu lữ khách phương xa ghé thăm vùng đất An Giang mà không mua về chút mắm đặc sản làm quà cho người thân...
Một số hình ảnh khác về chợ mắm cá ở An Giang.