Nằm ở số 12 phố Ngô Quyền, Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) là một địa danh có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội.Đây là một dinh thự bề thế mang kiến trúc tân cổ điển, được xây dựng vào năm 1918-1919 để làm Phủ thống sứ Bắc Kỳ - cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp tại miền Bắc Việt Nam.Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ do chính phủ Trần Trọng Kim kiểm soát.Vào ngày 17/8/1945, khi khí thế cách mạng sục sôi ở Hà Nội, Ủy ban Quân sự cách mạng vạch ra kế hoạch khởi nghĩa, xác định Phủ Khâm sai là một trong những vị trí trọng yếu hàng đầu mà ta phải chiếm ngay sáng 19/8/1945 cùng với Toà Thị Chính, Trại Bảo an binh, Ty Liêm phóng...10 giờ sáng 19/8, tại cuộc mít tinh trên quảng trường Nhà hát lớn, hàng vạn quần chúng lắng nghe lời hiệu triệu của ủy ban khởi nghĩa. Như sóng triều dâng, quần chúng cách mạng với lực lượng vũ trang làm nòng cốt đã chia thành hai mũi lớn đi chiếm Phủ Khâm sai và Trại bảo an binh.Tại Phủ Khâm sai, lực lượng cách mạng tước vũ khí lính bảo an và phân phát cho tự vệ. Cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trung tâm đầu não của chế độ thuộc địa trong tiếng hoan hô vang dậy của nhân dân.Thời khắc cáo chung của chế độ thực dân - phong kiến đã được bắt đầu từ chính Phủ Khâm sai. Sáng 20/8/1945, tại Vườn hoa Con cóc đối diện Phủ Khâm sai, Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ ra mắt nhân dân trong niềm hân hoan khi được hưởng tự do, độc lập.Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Phủ Khâm sai mang tên mới là Bắc Bộ phủ. Từ sau lễ độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 48 Hàng Ngang chuyển về Bắc Bộ phủ ở và làm việc. Người ở đây đến tháng 11/1945 thì rời ra ngoại thành trước những yêu cầu của bối cảnh chính trị mới.Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946, Bắc Bộ phủ tiếp tục chứng kiến những thời khắc lịch sử bi tráng. Đây là nơi diễn ra trận đánh lớn nhất, ác liệt và kéo dài nhất trong ngày đầu kháng chiến, tiêu biểu cho tinh thần “Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh” của quân dân Thủ đô…Mời quý độc giả xem video: Những dấu mốc lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8. Nguồn: Quốc hội.
Nằm ở số 12 phố Ngô Quyền, Bắc Bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) là một địa danh có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội.
Đây là một dinh thự bề thế mang kiến trúc tân cổ điển, được xây dựng vào năm 1918-1919 để làm Phủ thống sứ Bắc Kỳ - cơ quan đầu não của chính quyền thực dân Pháp tại miền Bắc Việt Nam.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tòa nhà được đổi thành Phủ Khâm sai Bắc Kỳ do chính phủ Trần Trọng Kim kiểm soát.
Vào ngày 17/8/1945, khi khí thế cách mạng sục sôi ở Hà Nội, Ủy ban Quân sự cách mạng vạch ra kế hoạch khởi nghĩa, xác định Phủ Khâm sai là một trong những vị trí trọng yếu hàng đầu mà ta phải chiếm ngay sáng 19/8/1945 cùng với Toà Thị Chính, Trại Bảo an binh, Ty Liêm phóng...
10 giờ sáng 19/8, tại cuộc mít tinh trên quảng trường Nhà hát lớn, hàng vạn quần chúng lắng nghe lời hiệu triệu của ủy ban khởi nghĩa. Như sóng triều dâng, quần chúng cách mạng với lực lượng vũ trang làm nòng cốt đã chia thành hai mũi lớn đi chiếm Phủ Khâm sai và Trại bảo an binh.
Tại Phủ Khâm sai, lực lượng cách mạng tước vũ khí lính bảo an và phân phát cho tự vệ. Cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trung tâm đầu não của chế độ thuộc địa trong tiếng hoan hô vang dậy của nhân dân.
Thời khắc cáo chung của chế độ thực dân - phong kiến đã được bắt đầu từ chính Phủ Khâm sai. Sáng 20/8/1945, tại Vườn hoa Con cóc đối diện Phủ Khâm sai, Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc Bộ ra mắt nhân dân trong niềm hân hoan khi được hưởng tự do, độc lập.
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Phủ Khâm sai mang tên mới là Bắc Bộ phủ. Từ sau lễ độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 48 Hàng Ngang chuyển về Bắc Bộ phủ ở và làm việc. Người ở đây đến tháng 11/1945 thì rời ra ngoại thành trước những yêu cầu của bối cảnh chính trị mới.
Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946, Bắc Bộ phủ tiếp tục chứng kiến những thời khắc lịch sử bi tráng. Đây là nơi diễn ra trận đánh lớn nhất, ác liệt và kéo dài nhất trong ngày đầu kháng chiến, tiêu biểu cho tinh thần “Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh” của quân dân Thủ đô…
Mời quý độc giả xem video: Những dấu mốc lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng 8. Nguồn: Quốc hội.