Tết Âm lịch ở các nước châu Á thường diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 20/1 - 20/2 (theo Dương lịch) hàng năm.Tết Nguyên đán ở Trung Quốc diễn ra trong 15 ngày với nhiều phong tục, lễ hội truyền thống và các sự kiện độc đáo.Theo truyền thuyết, mỗi người sinh vào mỗi năm tương ứng với một con vật trong 12 con giáp. Họ sẽ mang một số đặc điểm tính cách của loài vật đó.Trong tiếng Quan Thoại, lì xì ngày Tết Nguyên đán được gọi là "hồng bao". Trong tiếng Quảng Đông, "lì xì" được gọi là “lợi thị” hoặc “lợi sự”. Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng lì xì đều mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt…Vào Tết Nguyên đán, người dân ở Trung Quốc và Việt Nam có truyền thống chúc Tết, chúc thọ và tặng tiền lì xì. Trẻ con nhận được lì xì từ ông bà, cha mẹ... với lời chúc hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới. Trong khi đó, những người lớn tuổi trong gia đình được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe.Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và thường có màu đỏ. Theo quan niệm của người châu Á, màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội.Phong bao lì xì trong ngày Tết còn tượng trưng cho tài lộc. Người xưa tin rằng, nếu cho đi càng nhiều bao lì xì thì người đó đã phát tài phát lộc.Trong dịp Tết Nguyên đán, người dân ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam có truyền thống đốt pháo. Nguyên nhân là vì người xưa quan niệm đốt pháo vào ngày Tết để xua đuổi ma quỷ.Người Hàn Quốc cũng có truyền thống tặng tiền mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên đán hay còn gọi là Seollal. Theo đó, truyền thống nhận tiền mừng tuổi được gọi là Sebaedon. Những người lớn tuổi trong gia đình sẽ cho con cháu tiền mừng tuổi. Số tiền này đại diện cho lời chúc thành công trong cuộc sống của các bậc trưởng lão dành cho con cháu.Đối với người Mông Cổ, người lớn tuổi sẽ nhận những lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an... từ thành viên trong gia đình, trừ vợ hoặc chồng của họ.
Tết Âm lịch ở các nước châu Á thường diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 20/1 - 20/2 (theo Dương lịch) hàng năm.
Tết Nguyên đán ở Trung Quốc diễn ra trong 15 ngày với nhiều phong tục, lễ hội truyền thống và các sự kiện độc đáo.
Theo truyền thuyết, mỗi người sinh vào mỗi năm tương ứng với một con vật trong 12 con giáp. Họ sẽ mang một số đặc điểm tính cách của loài vật đó.
Trong tiếng Quan Thoại, lì xì ngày Tết Nguyên đán được gọi là "hồng bao". Trong tiếng Quảng Đông, "lì xì" được gọi là “lợi thị” hoặc “lợi sự”. Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng lì xì đều mang nghĩa là tiền hên, tiền may mắn, điều lành, điều tốt…
Vào Tết Nguyên đán, người dân ở Trung Quốc và Việt Nam có truyền thống chúc Tết, chúc thọ và tặng tiền lì xì. Trẻ con nhận được lì xì từ ông bà, cha mẹ... với lời chúc hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới. Trong khi đó, những người lớn tuổi trong gia đình được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe.
Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và thường có màu đỏ. Theo quan niệm của người châu Á, màu đỏ là một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội.
Phong bao lì xì trong ngày Tết còn tượng trưng cho tài lộc. Người xưa tin rằng, nếu cho đi càng nhiều bao lì xì thì người đó đã phát tài phát lộc.
Trong dịp Tết Nguyên đán, người dân ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam có truyền thống đốt pháo. Nguyên nhân là vì người xưa quan niệm đốt pháo vào ngày Tết để xua đuổi ma quỷ.
Người Hàn Quốc cũng có truyền thống tặng tiền mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên đán hay còn gọi là Seollal. Theo đó, truyền thống nhận tiền mừng tuổi được gọi là Sebaedon. Những người lớn tuổi trong gia đình sẽ cho con cháu tiền mừng tuổi. Số tiền này đại diện cho lời chúc thành công trong cuộc sống của các bậc trưởng lão dành cho con cháu.
Đối với người Mông Cổ, người lớn tuổi sẽ nhận những lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an... từ thành viên trong gia đình, trừ vợ hoặc chồng của họ.