Nằm ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, chùa Khải Nam là một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng của xứ Thanh.Theo “Sử Ký Toàn Thư”, chùa Khải Nam có từ thời Trần Anh Tông (năm 1293-1314). Tên chữ của chùa có nghĩa là " Mở rộng cửa đón chúng sinh nước Nam".Tương truyền lúc bấy giờ, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, đời sống của nhân dân trong vùng còn rất khó khăn. Quan quân và nhân dân làng Cá Lập đã phát tâm công đức, đóng góp vật tư, ngày công xây dựng lên mái chùa bằng tranh tre, vách đất để làm nơi thờ Phật và sinh hoạt tín ngưỡng.Tuy bằng tranh tre nứa lá, sự linh thiêng của ngôi chùa đã vang vọng khắp cả ngoài Tổng, trong Phủ nhờ những câu chuyện nhiệm màu được truyền tụng trong dân chúng.Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), chùa Khải Nam đã được xây dựng lại với Tam quan nguy nga, Chính điện lộng lẫy.Đến thời Nguyễn, vào năm 1870 chùa được xây dựng lại một lần nữa với kiến trúc bề thế hơn.Tấm bia "Lưu phương bi kí" ghi lại tên tuổi, quê quán những người đã cung tiến tiền, của trùng tu xây chùa còn được lưu giữ cho thấy, chùa Khải Nam đã được người dân ở khắp mọi miền cùng quan lại triều đình đến cung tiến những khoản công đức rất lớn.Điều này cho thấy khi xưa, Khải Nam là một ngôi chùa danh tiếng khắp nước Việt.Tiếc thay, do những thăng trầm của lịch sử mà ngôi chùa to lớn xưa kia đã bị phá hủy hoàn toàn. Đến những năm cuối thế kỷ 20, nền chùa cũ đã được sử dụng làm trường học cho con em nhân dân địa phương.Đến năm 2011, chùa Khải Nam được xây dựng lại ở một vị trí mới gần nền chùa cũ với một diện mạo bề thế, khang trang.Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành một địa điểm tâm linh quan trọng, thu hút nhiều du khách của thị xã du lịch Sầm Sơn.
Nằm ở phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, chùa Khải Nam là một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng của xứ Thanh.
Theo “Sử Ký Toàn Thư”, chùa Khải Nam có từ thời Trần Anh Tông (năm 1293-1314). Tên chữ của chùa có nghĩa là " Mở rộng cửa đón chúng sinh nước Nam".
Tương truyền lúc bấy giờ, sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, đời sống của nhân dân trong vùng còn rất khó khăn. Quan quân và nhân dân làng Cá Lập đã phát tâm công đức, đóng góp vật tư, ngày công xây dựng lên mái chùa bằng tranh tre, vách đất để làm nơi thờ Phật và sinh hoạt tín ngưỡng.
Tuy bằng tranh tre nứa lá, sự linh thiêng của ngôi chùa đã vang vọng khắp cả ngoài Tổng, trong Phủ nhờ những câu chuyện nhiệm màu được truyền tụng trong dân chúng.
Đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16-18), chùa Khải Nam đã được xây dựng lại với Tam quan nguy nga, Chính điện lộng lẫy.
Đến thời Nguyễn, vào năm 1870 chùa được xây dựng lại một lần nữa với kiến trúc bề thế hơn.
Tấm bia "Lưu phương bi kí" ghi lại tên tuổi, quê quán những người đã cung tiến tiền, của trùng tu xây chùa còn được lưu giữ cho thấy, chùa Khải Nam đã được người dân ở khắp mọi miền cùng quan lại triều đình đến cung tiến những khoản công đức rất lớn.
Điều này cho thấy khi xưa, Khải Nam là một ngôi chùa danh tiếng khắp nước Việt.
Tiếc thay, do những thăng trầm của lịch sử mà ngôi chùa to lớn xưa kia đã bị phá hủy hoàn toàn. Đến những năm cuối thế kỷ 20, nền chùa cũ đã được sử dụng làm trường học cho con em nhân dân địa phương.
Đến năm 2011, chùa Khải Nam được xây dựng lại ở một vị trí mới gần nền chùa cũ với một diện mạo bề thế, khang trang.
Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành một địa điểm tâm linh quan trọng, thu hút nhiều du khách của thị xã du lịch Sầm Sơn.