Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, cùng Kiến Thức hồi tưởng những đồ chơi độc lạ từng được trẻ em thành phố mê mẩn một thời. Các loài côn trùng ngộ nghĩnh, muôn dáng vẻ luôn là niềm đam mê của thế hệ trẻ em Hà Nội những năm 1990 trở về trước. Chẳng có đứa trẻ nào thuộc thời kỳ đó lại chưa từng buộc dây vào một chú chuồn chuồn cho bay vù vù đầy thích thú, hoặc mân mê một chú châu chấu xanh biếc trên bàn tay như một món đồ chơi đặc biệt. Ngày nay, quá trình đô thị hóa cùng sự ô nhiễm môi trường khiến nhiều loài côn trùng trở nên hiếm hoi. Trẻ em thành thị cũng có nhiều niềm vui thú mới. Vì vậy mà những món “đồ chơi thiên nhiên” của trẻ em một thuở dường như đã bị lãng quên…Dế mèn, con vật nổi tiếng trong tác phẩm văn học của nhà văn Tô Hoài là một niềm đam mê của rất nhiều trẻ em. Để bắt được dế, bọn trẻ phải đổ dế, một trò vui bất tận vào mỗi mùa hè. Nhưng hứng thú hơn vẫn là chơi chọi dế. Những chú dế thường được kích cho hăng máu bằng cách “quay dế” và lao vào đánh nhau dữ dội bằng cặp hàm và đôi càng rất khỏe.Những chú ve xuất hiện vào đầu mùa hè, khi bọn học trò bắt đầu kỳ nghỉ dài của mình. Có vô số trò hay với loài côn trùng này như nhặt xác ve, “câu” ấu trùng ve, ngắm ve lột xác hay bắt ve vào buổi đêm… Ve thường được chia làm hai loại là ve sầu và ve kim, trong đó ve kim nhỏ hơn và có tiếng kêu chói tai hơn.Bọ ngựa thường sống trên các thân cây, là một con côn trùng ngộ nghĩnh, trông giống hệt như một võ sĩ đang thủ thế. Khi “nghịch” con vật này phải cẩn thận vì càng của nó kẹp khá đauCánh cam là một loài bọ cánh cứng tuyệt đẹp, thường bay vù vù trên trời vào mùa thu. Chơi với cánh cam là điều rất tuyệt, nhưng cần cẩn thận kẻo chúng “phóng uế” vào tay, vì sẽ có mùi rất hôi.Chuồn chuồn bay rất nhanh, nhưng bọn trẻ có vô số cách để bắt những con côn trùng này, từ cách “thô thiển” như dùng tay chụp, lấy dép ném… cho đến biện pháp “khoa học” như lấy gậy quay vòng vòng làm chúng chóng mặt. Có nhiều loại chuồn chuồn khác nhau như chuồn chuồn điếu, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn ngô, tất cả đều gắn với huyền thoại “chuồn chuồn cắn rốn biết bơi”. Vì vậy mà nhiều đứa trẻ đã chịu đau để cho chuồn chuồn… cắn vào rốn mình.Những chú kim kim, hay chuồn chuồn kim có rất nhiều màu sắc khác nhau, thường được bắt bỏ vào những chiếc lọ trong suốt, nhìn rất thú vị.“Ngày xưa”, bất kỳ chỗ nào có cỏ mọc ở Hà Nội là chỗ đó có châu chấu. Chỉ cần đá vào bụi cỏ là châu chấu nhảy ra tứ phía, nhưng chỉ những chú châu chấu to, xanh biếc, có cánh dài mới bị bắt. Những con châu chấu non chưa mọc cánh hoặc châu chấu ma nâu xỉn hầu như không được đoái hoài đến.Những con cào cào là họ hàng của châu chấu, có hình dáng nhọn hoắt như quả tên lửa cũng rất được ưa thích. Con vật này có đôi cánh bên trong màu hồng tươi rất đẹp.Muồm muỗm có nhiều loại khác nhau, có đặc điểm chung là con đực luôn có một “lưỡi dao” ở đuôi. Không chỉ để chơi, muồm muỗm còn là món ăn khoái khẩu khi được nướng lên.Những con xén tóc có thân hình cứng như thép và cặp hàm sắc lẹm như chiếc kéo quả thực là một thợ cắt tóc cừ khôi. Thử thả chúng trên đầu, những sợi tóc sẽ bị chúng xén rơi xuống lả tả.Cà cuống là loài côn trùng khổng lồ sống dưới nước. Vào những buổi tối mùa hè chúng thường bay quanh các ngọn đèn đường và trở thành đối tượng “săn bắt” của trẻ em. Nhiều đứa nướng những con côn trùng này lên để thưởng thức vị cay, thơm độc đáo của bọng tinh dầu cà cuống đực hoặc vị bùi của buồng trứng cà cuống cái.Dế trũi như những con chuột trũi, thường ẩn mình trong lòng đất. Đôi khi chúng cũng “nổi hứng” lang thang trên mặt đất và bị những đứa trẻ hiếu động nhanh tay chộp lấy.Những chú bươm bướm màu sắc sặc sỡ là đối tượng được nhiều học sinh săn lùng cho thú vui sưu tầm bướm ép khô.Đom đóm là loài côn trùng “kỳ diệu”, vì chúng có thể phát sáng như những ngọn đèn, thường xuất hiện ở những nơi nhiều cây cối vào các buổi tối mùa hè. Chỉ cần bắt đầy đom đóm bỏ vào một chiếc túi nylon hoặc chai nước là có ngay chiếc đèn nhấp nháy liên tục.Sâu róm - ấu trùng của bướm - có rất nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung đều có vẻ ngoài lông lá trông cực kỳ gớm ghiếc, vì vậy nó trở thành đối tượng lý tưởng để đem đi doạ những cô bé "nhát gan". Ảnh: Internet.
Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, cùng Kiến Thức hồi tưởng những đồ chơi độc lạ từng được trẻ em thành phố mê mẩn một thời. Các loài côn trùng ngộ nghĩnh, muôn dáng vẻ luôn là niềm đam mê của thế hệ trẻ em Hà Nội những năm 1990 trở về trước. Chẳng có đứa trẻ nào thuộc thời kỳ đó lại chưa từng buộc dây vào một chú chuồn chuồn cho bay vù vù đầy thích thú, hoặc mân mê một chú châu chấu xanh biếc trên bàn tay như một món đồ chơi đặc biệt. Ngày nay, quá trình đô thị hóa cùng sự ô nhiễm môi trường khiến nhiều loài côn trùng trở nên hiếm hoi. Trẻ em thành thị cũng có nhiều niềm vui thú mới. Vì vậy mà những món “đồ chơi thiên nhiên” của trẻ em một thuở dường như đã bị lãng quên…
Dế mèn, con vật nổi tiếng trong tác phẩm văn học của nhà văn Tô Hoài là một niềm đam mê của rất nhiều trẻ em. Để bắt được dế, bọn trẻ phải đổ dế, một trò vui bất tận vào mỗi mùa hè. Nhưng hứng thú hơn vẫn là chơi chọi dế. Những chú dế thường được kích cho hăng máu bằng cách “quay dế” và lao vào đánh nhau dữ dội bằng cặp hàm và đôi càng rất khỏe.
Những chú ve xuất hiện vào đầu mùa hè, khi bọn học trò bắt đầu kỳ nghỉ dài của mình. Có vô số trò hay với loài côn trùng này như nhặt xác ve, “câu” ấu trùng ve, ngắm ve lột xác hay bắt ve vào buổi đêm… Ve thường được chia làm hai loại là ve sầu và ve kim, trong đó ve kim nhỏ hơn và có tiếng kêu chói tai hơn.
Bọ ngựa thường sống trên các thân cây, là một con côn trùng ngộ nghĩnh, trông giống hệt như một võ sĩ đang thủ thế. Khi “nghịch” con vật này phải cẩn thận vì càng của nó kẹp khá đau
Cánh cam là một loài bọ cánh cứng tuyệt đẹp, thường bay vù vù trên trời vào mùa thu. Chơi với cánh cam là điều rất tuyệt, nhưng cần cẩn thận kẻo chúng “phóng uế” vào tay, vì sẽ có mùi rất hôi.
Chuồn chuồn bay rất nhanh, nhưng bọn trẻ có vô số cách để bắt những con côn trùng này, từ cách “thô thiển” như dùng tay chụp, lấy dép ném… cho đến biện pháp “khoa học” như lấy gậy quay vòng vòng làm chúng chóng mặt. Có nhiều loại chuồn chuồn khác nhau như chuồn chuồn điếu, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn ngô, tất cả đều gắn với huyền thoại “chuồn chuồn cắn rốn biết bơi”. Vì vậy mà nhiều đứa trẻ đã chịu đau để cho chuồn chuồn… cắn vào rốn mình.
Những chú kim kim, hay chuồn chuồn kim có rất nhiều màu sắc khác nhau, thường được bắt bỏ vào những chiếc lọ trong suốt, nhìn rất thú vị.
“Ngày xưa”, bất kỳ chỗ nào có cỏ mọc ở Hà Nội là chỗ đó có châu chấu. Chỉ cần đá vào bụi cỏ là châu chấu nhảy ra tứ phía, nhưng chỉ những chú châu chấu to, xanh biếc, có cánh dài mới bị bắt. Những con châu chấu non chưa mọc cánh hoặc châu chấu ma nâu xỉn hầu như không được đoái hoài đến.
Những con cào cào là họ hàng của châu chấu, có hình dáng nhọn hoắt như quả tên lửa cũng rất được ưa thích. Con vật này có đôi cánh bên trong màu hồng tươi rất đẹp.
Muồm muỗm có nhiều loại khác nhau, có đặc điểm chung là con đực luôn có một “lưỡi dao” ở đuôi. Không chỉ để chơi, muồm muỗm còn là món ăn khoái khẩu khi được nướng lên.
Những con xén tóc có thân hình cứng như thép và cặp hàm sắc lẹm như chiếc kéo quả thực là một thợ cắt tóc cừ khôi. Thử thả chúng trên đầu, những sợi tóc sẽ bị chúng xén rơi xuống lả tả.
Cà cuống là loài côn trùng khổng lồ sống dưới nước. Vào những buổi tối mùa hè chúng thường bay quanh các ngọn đèn đường và trở thành đối tượng “săn bắt” của trẻ em. Nhiều đứa nướng những con côn trùng này lên để thưởng thức vị cay, thơm độc đáo của bọng tinh dầu cà cuống đực hoặc vị bùi của buồng trứng cà cuống cái.
Dế trũi như những con chuột trũi, thường ẩn mình trong lòng đất. Đôi khi chúng cũng “nổi hứng” lang thang trên mặt đất và bị những đứa trẻ hiếu động nhanh tay chộp lấy.
Những chú bươm bướm màu sắc sặc sỡ là đối tượng được nhiều học sinh săn lùng cho thú vui sưu tầm bướm ép khô.
Đom đóm là loài côn trùng “kỳ diệu”, vì chúng có thể phát sáng như những ngọn đèn, thường xuất hiện ở những nơi nhiều cây cối vào các buổi tối mùa hè. Chỉ cần bắt đầy đom đóm bỏ vào một chiếc túi nylon hoặc chai nước là có ngay chiếc đèn nhấp nháy liên tục.
Sâu róm - ấu trùng của bướm - có rất nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung đều có vẻ ngoài lông lá trông cực kỳ gớm ghiếc, vì vậy nó trở thành đối tượng lý tưởng để đem đi doạ những cô bé "nhát gan". Ảnh: Internet.