Nhiếp ảnh gia người Pháp Fabien Astre, 32 tuổi, đã dành 1 năm tác nghiệp, ghi nhận cuộc sống của các bộ lạc sống ở quần đảo Solomon, Thái Bình Dương. Các bộ lạc ở đây có cuộc sống giống như tổ tiên của họ từ hàng ngàn năm trước. Đặc biệt, người dân địa phương sử dụng chu kỳ của mặt trăng làm nền tảng cho việc tính các mùa.Đối với người dân các bộ tộc sống trên quần đảo Solomon, những ngày trong tuần thường giống nhau khi môi trường biển quanh năm gần như giống nhau. Dường như người dân sống tại khu vực này không có khái niệm thời gian về "ngày”, “tuần”, “tháng”, “năm".Người dân sống trên hơn 1.000 hòn đảo thuộc quần đảo Solomon. Họ sử dụng hơn 70 ngôn ngữ nhưng đều có 1 điểm chung đó là sinh sống dựa vào biển cả.Người dân sống trên quần đảo Solomon sử dụng những chiếc thuyền độc mộc (thuyền được làm từ một thân cây rỗng) để ra khơi đánh bắt cá.Khi đến quần đảo Solomon, nhiếp ảnh gia Astre nhìn thấy nhiều dấu tích chiến tranh trên đất liền và trên biển từ những cuộc chiến tranh ác liệt giữa lực lượng Nhật Bản và Mỹ trong Chiến tranh thế giới 2. Xác máy bay, tàu thuyền... vẫn còn khá nhiều trên quần đảo Solomon.Theo ông Astre, các nhà khoa học đã đau đầu đi tìm lời giải suốt nhiều năm vì sao người dân ở đây có nước da màu đen nhưng lại có màu tóc màu vàng rực rỡ.Khi được hỏi điều đó, người dân bản địa ở quần đảo Solomon lý giải rằng, sở dĩ họ có mái tóc màu vàng độc đáo là do tác động của ánh sáng mặt trời hay do chế ăn nhiều cá.Hình ảnh một bé gái Melanesia sống trên quần đảo Solomon có cuộc sống nguyên thủy giống tổ tiên từ hàng ngàn năm trước.Hầu hết người dân sống trên quần đảo Solomon sinh sống trong những ngôi nhà dựng từ các loại gỗ và lá tre, dứa dại... Khu vực nấu nướng của họ tách biệt với ngôi nhà.Quần đảo Solomon được bao quanh bởi các rạn san hô và đầm phá tuyệt đẹp.
Nhiếp ảnh gia người Pháp Fabien Astre, 32 tuổi, đã dành 1 năm tác nghiệp, ghi nhận cuộc sống của các bộ lạc sống ở quần đảo Solomon, Thái Bình Dương. Các bộ lạc ở đây có cuộc sống giống như tổ tiên của họ từ hàng ngàn năm trước. Đặc biệt, người dân địa phương sử dụng chu kỳ của mặt trăng làm nền tảng cho việc tính các mùa.
Đối với người dân các bộ tộc sống trên quần đảo Solomon, những ngày trong tuần thường giống nhau khi môi trường biển quanh năm gần như giống nhau. Dường như người dân sống tại khu vực này không có khái niệm thời gian về "ngày”, “tuần”, “tháng”, “năm".
Người dân sống trên hơn 1.000 hòn đảo thuộc quần đảo Solomon. Họ sử dụng hơn 70 ngôn ngữ nhưng đều có 1 điểm chung đó là sinh sống dựa vào biển cả.
Người dân sống trên quần đảo Solomon sử dụng những chiếc thuyền độc mộc (thuyền được làm từ một thân cây rỗng) để ra khơi đánh bắt cá.
Khi đến quần đảo Solomon, nhiếp ảnh gia Astre nhìn thấy nhiều dấu tích chiến tranh trên đất liền và trên biển từ những cuộc chiến tranh ác liệt giữa lực lượng Nhật Bản và Mỹ trong Chiến tranh thế giới 2. Xác máy bay, tàu thuyền... vẫn còn khá nhiều trên quần đảo Solomon.
Theo ông Astre, các nhà khoa học đã đau đầu đi tìm lời giải suốt nhiều năm vì sao người dân ở đây có nước da màu đen nhưng lại có màu tóc màu vàng rực rỡ.
Khi được hỏi điều đó, người dân bản địa ở quần đảo Solomon lý giải rằng, sở dĩ họ có mái tóc màu vàng độc đáo là do tác động của ánh sáng mặt trời hay do chế ăn nhiều cá.
Hình ảnh một bé gái Melanesia sống trên quần đảo Solomon có cuộc sống nguyên thủy giống tổ tiên từ hàng ngàn năm trước.
Hầu hết người dân sống trên quần đảo Solomon sinh sống trong những ngôi nhà dựng từ các loại gỗ và lá tre, dứa dại... Khu vực nấu nướng của họ tách biệt với ngôi nhà.
Quần đảo Solomon được bao quanh bởi các rạn san hô và đầm phá tuyệt đẹp.