1. Nằm ở địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc gồm hàng nghìn căn nhà nổi và bè cá xếp cạnh nhau kéo dài vài cây số dọc theo sông Hậu. Nghề chính của các cư dân nơi đây là nuôi cá basa, loại thủy sản có giá trị kinh tế cao của địa phương.Cuộc sống của các hộ gia đình ở làng bè được gói gọn trên những căn nhà nổi có diện tích chừng 30-40 mét vuông, bên trong có đầy đủ tiện nghi. Dưới gầm nhà là lồng bè nuôi cá đóng bằng gỗ bọc lưới inox, đáy sâu khoảng 5 mét.Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân làng bè là các loại xuồng, ghe. Những chiếc xuồng nhỏ có vai trò như xe máy, có thể len lỏi đến mọi ngõ ngách. Đây cũng là phương tiện lý tưởng để du khách khám phá cuộc sống ở làng.Với sự hiếu khách của cư dân làng bè, du khách có thể vào trong nhà tham quan, khám phá các hoạt động liên quan đến việc nuôi cá, thậm chí trực tiếp cho cá ăn.2. Nằm ở phía Bắc thành phố Vũng Tàu, làng bè Long Sơn quần tụ trên các nhánh sông Chà Và, sông Dinh, sông Rạng, là nơi sinh sống của hàng trăm hộ cư dân. Ngôi làng hợp thành từ những ngôi nhà nổi trên mặt nước, được làm bằng những nguyên liệu thô sơ như gỗ ván, lá dừa nước, tấm tôn.Cạnh nhà ở là những bè cá san sát nhau, được bài trí như bàn cờ với nhiều ô cờ vuông vức. Tất cả được kết nối với nhau bằng hệ thống lối đi dập dềnh trên sóng nước. Toàn bộ làng bè nổi được trên mặt nước nhờ các thùng phuy rỗng gắn phía dưới.Ngôi làng đặc biệt này là nơi lý tưởng để khám phá những điều lý thú của nghề nuôi trồng thủy sản qua các hoạt động tham tham quan bè nuôi,thu hoạch thủy sản những cùng người dân hiền hòa, hiếu khách.Với các tín đồ ẩm thực, làng bè Long Sơn là điểm đến cực kỳ hấp dẫn, nơi có thể thưởng thức những món thủy hải sản tươi ngon được đánh bắt ngay tại chỗ, gồm hàu, sò huyết, cá bớp, cá mú, cá chẽm…3. Nằm trong lòng hồ Trị An, thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, làng bè La Ngà là nơi hơn hàng trăm hộ dân sinh sống trên những ngôi nhà nổi. Ngôi làng này được nhiều người biết đến do nằm cạnh Quốc lộ 20, tuyến đường từ TP HCM đi TP Đà Lạt và các tỉnh Tây Nguyên.Các ngôi nhà ở đây được thiết kế theo kiểu "thượng gia, hạ lồng": Phía trên là phần nhà ở làm từ ván, tôn, còn dưới là lồng nuôi cá. Các bè cá ở làng bè không được cắm cố định mà có thể di chuyển theo sự thay đổi của mực nước hồ.Điểm đặc biệt của làng bè La Ngà là cứ đến tháng 4 dương lịch hàng năm, hồ Trị An sẽ xả nước, lòng hồ trở nên cạn khô, khiến hàng trăm nhà nổi ở đây bắt đầu rơi vào "mùa mắc cạn". Đến tận cuối tháng 7, hồ bắt đầu tích trữ nước trở lại, khu làng nổi "hồi sinh".So với làng bè Châu Đốc và làng bè Long Sơn, làng bè La Ngà có phần mộc mạc hơn do dịch vụ du lịch chưa phát triển bằng. Ghé thăm làng bè này, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị như câu cá và thưởng thức các món ăn làu từ thủy sản nuôi tại làng bè.Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
1. Nằm ở địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc gồm hàng nghìn căn nhà nổi và bè cá xếp cạnh nhau kéo dài vài cây số dọc theo sông Hậu. Nghề chính của các cư dân nơi đây là nuôi cá basa, loại thủy sản có giá trị kinh tế cao của địa phương.
Cuộc sống của các hộ gia đình ở làng bè được gói gọn trên những căn nhà nổi có diện tích chừng 30-40 mét vuông, bên trong có đầy đủ tiện nghi. Dưới gầm nhà là lồng bè nuôi cá đóng bằng gỗ bọc lưới inox, đáy sâu khoảng 5 mét.
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân làng bè là các loại xuồng, ghe. Những chiếc xuồng nhỏ có vai trò như xe máy, có thể len lỏi đến mọi ngõ ngách. Đây cũng là phương tiện lý tưởng để du khách khám phá cuộc sống ở làng.
Với sự hiếu khách của cư dân làng bè, du khách có thể vào trong nhà tham quan, khám phá các hoạt động liên quan đến việc nuôi cá, thậm chí trực tiếp cho cá ăn.
2. Nằm ở phía Bắc thành phố Vũng Tàu, làng bè Long Sơn quần tụ trên các nhánh sông Chà Và, sông Dinh, sông Rạng, là nơi sinh sống của hàng trăm hộ cư dân. Ngôi làng hợp thành từ những ngôi nhà nổi trên mặt nước, được làm bằng những nguyên liệu thô sơ như gỗ ván, lá dừa nước, tấm tôn.
Cạnh nhà ở là những bè cá san sát nhau, được bài trí như bàn cờ với nhiều ô cờ vuông vức. Tất cả được kết nối với nhau bằng hệ thống lối đi dập dềnh trên sóng nước. Toàn bộ làng bè nổi được trên mặt nước nhờ các thùng phuy rỗng gắn phía dưới.
Ngôi làng đặc biệt này là nơi lý tưởng để khám phá những điều lý thú của nghề nuôi trồng thủy sản qua các hoạt động tham tham quan bè nuôi,thu hoạch thủy sản những cùng người dân hiền hòa, hiếu khách.
Với các tín đồ ẩm thực, làng bè Long Sơn là điểm đến cực kỳ hấp dẫn, nơi có thể thưởng thức những món thủy hải sản tươi ngon được đánh bắt ngay tại chỗ, gồm hàu, sò huyết, cá bớp, cá mú, cá chẽm…
3. Nằm trong lòng hồ Trị An, thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, làng bè La Ngà là nơi hơn hàng trăm hộ dân sinh sống trên những ngôi nhà nổi. Ngôi làng này được nhiều người biết đến do nằm cạnh Quốc lộ 20, tuyến đường từ TP HCM đi TP Đà Lạt và các tỉnh Tây Nguyên.
Các ngôi nhà ở đây được thiết kế theo kiểu "thượng gia, hạ lồng": Phía trên là phần nhà ở làm từ ván, tôn, còn dưới là lồng nuôi cá. Các bè cá ở làng bè không được cắm cố định mà có thể di chuyển theo sự thay đổi của mực nước hồ.
Điểm đặc biệt của làng bè La Ngà là cứ đến tháng 4 dương lịch hàng năm, hồ Trị An sẽ xả nước, lòng hồ trở nên cạn khô, khiến hàng trăm nhà nổi ở đây bắt đầu rơi vào "mùa mắc cạn". Đến tận cuối tháng 7, hồ bắt đầu tích trữ nước trở lại, khu làng nổi "hồi sinh".
So với làng bè Châu Đốc và làng bè Long Sơn, làng bè La Ngà có phần mộc mạc hơn do dịch vụ du lịch chưa phát triển bằng. Ghé thăm làng bè này, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị như câu cá và thưởng thức các món ăn làu từ thủy sản nuôi tại làng bè.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.