Vào ngày 29/5, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tỉnh vừa quyết định thu hồi 9.209,4 m2 đất tại 5 biệt thự di tích Lầu Bảo Đại ở phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang và giao lại cho Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa quản lý theo quy định pháp luật. Trong ảnh là biệt thự Bông Sứ.5 biệt thự cổ trên vốn thuộc khu biệt điện dành cho vua Bảo Đại, đều nằm trên khu đầu núi Cảnh Long thuộc phía đông đường Trần Phú và trên vịnh Nha Trang.Những biệt thự này đều do người Pháp xây dựng cách đây 100 năm (từ 1923) với các tên gọi: Nghinh Phong (dành cho vua Bảo Đại), Vọng Nguyệt (dành cho hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng tử, công chúa) và các biệt thự Bông Giấy (trong ảnh), Phượng Vĩ, Cây Bàng.Ban đầu, khu biệt thự được xây dựng để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Từ năm 1940 - 1945, hoàng đế Bảo Ðại và hoàng hậu Nam Phương thường đến đây nghỉ dưỡng nên cái tên lầu Bảo Đại có từ khi đó. Trong ảnh là biệt thự Xương Rồng.Sau năm 1954, gia đình ông Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Khi ấy, bà Trần Lệ Xuân đã đổi tên biệt thự Xương Rồng (trong ảnh) là Nghinh Phong và biệt thự Bông Sứ đổi tên thành Vọng Nguyệt.Biệt thự Nghinh Phong (trong ảnh) được thiết kế với hình hộp chữ nhật, cao 2 tầng. Từ sân trước của biệt thự có 2 đường vòng theo 2 hướng xuống chân đồi, đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm "Hoàng hậu".Biệt thự Vọng Nguyệt (trong ảnh) nằm ở đồi thứ 2 cũng cao 2 tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách, tầng trên là nơi nghỉ của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên.Kể từ tháng 4/1975, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp quản khu biệt điện Bảo Đại, đặt lại tên là khu biệt thự Cầu Đá. Sau đó, tỉnh đã giao cho các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước lần lượt quản lý sử dụng, khai thác kinh doanh. Trong ảnh là biệt thự Vọng Nguyệt.Vào tháng 10/1995, tỉnh Khánh Hòa công nhận khu biệt thự Cầu Đá - lầu Bảo Đại là “di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”. Tháng 8/2018, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh lầu Bảo Đại lần đầu được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào danh mục kiểm kê di tích và yêu cầu lập hồ sơ để bảo tồn.Trong những năm qua, khu biệt thự Cầu Đá trở thành một trong các khu du lịch nổi tiếng của Nha Trang, Khánh Hòa. Cả 5 di tích biệt thự cổ Lầu Bảo Đại là các điểm tham quan thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh là biệt thự Nghinh Phong. (Ảnh trong bài của phóng viên Quốc Lê - Báo Tri thức & Cuộc sống). Mời độc giả xem video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 29/5, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết tỉnh vừa quyết định thu hồi 9.209,4 m2 đất tại 5 biệt thự di tích Lầu Bảo Đại ở phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang và giao lại cho Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa quản lý theo quy định pháp luật. Trong ảnh là biệt thự Bông Sứ.
5 biệt thự cổ trên vốn thuộc khu biệt điện dành cho vua Bảo Đại, đều nằm trên khu đầu núi Cảnh Long thuộc phía đông đường Trần Phú và trên vịnh Nha Trang.
Những biệt thự này đều do người Pháp xây dựng cách đây 100 năm (từ 1923) với các tên gọi: Nghinh Phong (dành cho vua Bảo Đại), Vọng Nguyệt (dành cho hoàng hậu Nam Phương cùng các hoàng tử, công chúa) và các biệt thự Bông Giấy (trong ảnh), Phượng Vĩ, Cây Bàng.
Ban đầu, khu biệt thự được xây dựng để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Từ năm 1940 - 1945, hoàng đế Bảo Ðại và hoàng hậu Nam Phương thường đến đây nghỉ dưỡng nên cái tên lầu Bảo Đại có từ khi đó. Trong ảnh là biệt thự Xương Rồng.
Sau năm 1954, gia đình ông Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Khi ấy, bà Trần Lệ Xuân đã đổi tên biệt thự Xương Rồng (trong ảnh) là Nghinh Phong và biệt thự Bông Sứ đổi tên thành Vọng Nguyệt.
Biệt thự Nghinh Phong (trong ảnh) được thiết kế với hình hộp chữ nhật, cao 2 tầng. Từ sân trước của biệt thự có 2 đường vòng theo 2 hướng xuống chân đồi, đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm "Hoàng hậu".
Biệt thự Vọng Nguyệt (trong ảnh) nằm ở đồi thứ 2 cũng cao 2 tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách, tầng trên là nơi nghỉ của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên.
Kể từ tháng 4/1975, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp quản khu biệt điện Bảo Đại, đặt lại tên là khu biệt thự Cầu Đá. Sau đó, tỉnh đã giao cho các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước lần lượt quản lý sử dụng, khai thác kinh doanh. Trong ảnh là biệt thự Vọng Nguyệt.
Vào tháng 10/1995, tỉnh Khánh Hòa công nhận khu biệt thự Cầu Đá - lầu Bảo Đại là “di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”. Tháng 8/2018, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh lầu Bảo Đại lần đầu được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào danh mục kiểm kê di tích và yêu cầu lập hồ sơ để bảo tồn.
Trong những năm qua, khu biệt thự Cầu Đá trở thành một trong các khu du lịch nổi tiếng của Nha Trang, Khánh Hòa. Cả 5 di tích biệt thự cổ Lầu Bảo Đại là các điểm tham quan thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh là biệt thự Nghinh Phong. (Ảnh trong bài của phóng viên Quốc Lê - Báo Tri thức & Cuộc sống).
Mời độc giả xem video: TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24.