Tại một nghĩa địa dành cho giới quý tộc tại khu vực Liangdaicun, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, các chuyên gia đã tìm thấy ngôi mộ có niên đại vào đầu thời kỳ Xuân Thu. Phát hiện này mở đầu cho khám phá về mỹ phẩm làm trắng da được con người sử dụng từ hơn 2.700 năm trước.Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học viện Trung Quốc (UCAS) và Học viện Khảo cổ Thiểm Tây công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về chất bột cặn trong 6 lọ bằng đồng được khai quật từ ngôi mộ cổ trên.Nhóm chuyên gia xác định thành phần chất bột cặn trong lọ là loại chì trắng. Nó được người xưa sử dụng để làm ra mỹ phẩm làm trắng da.Với phát hiện này, mỹ phẩm được tìm thấy trong mộ cổ ở Tryng Quốc được cho là ra đời sớm nhất thế giới, trước người La Mã khoảng 300 năm.Theo các chuyên gia, việc sử dụng chì trắng thu được tự nhiên thông qua khai thác carbonate, cerussite đã có từ giữa thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên đến thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên ở miền Nam châu Âu, Ai Cập, Iran, Lưỡng Hà và Thung lũng Indus.Thế nhưng, việc sản xuất tổng hợp chì trắng dùng trong việc tạo ra mỹ phẩm được ghi nhận ở châu Âu vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.Các nhà nghiên cứu cho hay người Hy Lạp cổ đại bắt đầu sử dụng quá trình ăn mòn để tổng hợp chì trắng từ thế kỷ 4 trước Công nguyên. Sau đó, nó được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm ở châu Âu.Kết quả qua kiểm tra cặn mỹ phẩm trong các lọ đồng từ ngôi mộ khai quật tại Liangdaicun cho thấy loại chì trắng đó được tổng hợp qua quá trình kết tủa trong dung dịch thay vì theo kỹ thuật ăn mòn mà người Hy Lạp thời cổ đại sử dụng.Dù chì trắng có tác dụng làm trắng da nhưng việc sử dụng nó thường xuyên sẽ khiến người sử dụng bị tổn thương da, từ từ nhiễm độc chì dẫn đến mắc một số căn bệnh, thậm chí là tử vong.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Tại một nghĩa địa dành cho giới quý tộc tại khu vực Liangdaicun, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, các chuyên gia đã tìm thấy ngôi mộ có niên đại vào đầu thời kỳ Xuân Thu. Phát hiện này mở đầu cho khám phá về mỹ phẩm làm trắng da được con người sử dụng từ hơn 2.700 năm trước.
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học viện Trung Quốc (UCAS) và Học viện Khảo cổ Thiểm Tây công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về chất bột cặn trong 6 lọ bằng đồng được khai quật từ ngôi mộ cổ trên.
Nhóm chuyên gia xác định thành phần chất bột cặn trong lọ là loại chì trắng. Nó được người xưa sử dụng để làm ra mỹ phẩm làm trắng da.
Với phát hiện này, mỹ phẩm được tìm thấy trong mộ cổ ở Tryng Quốc được cho là ra đời sớm nhất thế giới, trước người La Mã khoảng 300 năm.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng chì trắng thu được tự nhiên thông qua khai thác carbonate, cerussite đã có từ giữa thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên đến thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên ở miền Nam châu Âu, Ai Cập, Iran, Lưỡng Hà và Thung lũng Indus.
Thế nhưng, việc sản xuất tổng hợp chì trắng dùng trong việc tạo ra mỹ phẩm được ghi nhận ở châu Âu vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu cho hay người Hy Lạp cổ đại bắt đầu sử dụng quá trình ăn mòn để tổng hợp chì trắng từ thế kỷ 4 trước Công nguyên. Sau đó, nó được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm ở châu Âu.
Kết quả qua kiểm tra cặn mỹ phẩm trong các lọ đồng từ ngôi mộ khai quật tại Liangdaicun cho thấy loại chì trắng đó được tổng hợp qua quá trình kết tủa trong dung dịch thay vì theo kỹ thuật ăn mòn mà người Hy Lạp thời cổ đại sử dụng.
Dù chì trắng có tác dụng làm trắng da nhưng việc sử dụng nó thường xuyên sẽ khiến người sử dụng bị tổn thương da, từ từ nhiễm độc chì dẫn đến mắc một số căn bệnh, thậm chí là tử vong.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.