Thanh kiếm "bất tử" của Việt Vương Câu Tiễn là một trong những phát hiện khảo cổ đáng chú ý của giới khảo cổ Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây. Các chuyên gia phát hiện thanh bảo kiếm này vào năm 1965.Cụ thể, vào năm 1965, khi tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 50 ngôi mộ thuộc thời kỳ Xuân Thu (722 trước Công nguyên - 481 trước Công nguyên).Tại một ngôi mộ, các chuyên gia phát hiện một hộp gỗ kín đặt cạnh một bộ hài cốt cùng nhiều hiện vật khác. Khi mở chiếc hộp, họ bất ngờ khi nhìn thấy bên trong là một thanh kiếm.Căn cứ vào các nét chữ khắc và biểu tượng trên thanh kiếm, các nhà nghiên cứu kết luận đó là bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (496 trước Công nguyên - 465 trước Công nguyên).Việt Vương Câu Tiễn là vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu gắn liền với giai thoại nằm gai nếm mật, dùng liên hoàn kế khi làm con tin để lấy được sự tin tưởng của Ngô Vương Phù Sai như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng Tây Thi cho nhà vua).Việt Vương Câu Tiễn là vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu gắn liền với giai thoại nằm gai nếm mật, dùng liên hoàn kế khi làm con tin để lấy được sự tin tưởng của Ngô Vương Phù Sai như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng Tây Thi cho nhà vua).Khi kiểm tra thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi nó bị bùn đất bao quanh nhưng gần như không bị hoen rỉ dù ở sâu trong lòng đất hàng ngàn năm. Thậm chí, một thành viên trong đoàn khảo cổ bị đứt tay, chảy máu khi thử độ sắc bén của thanh kiếm.Thanh bảo kiếm dài khoảng 55,7 cm, nặng 875 gram. Riêng phần lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, chuôi kiếm dài 8,4 cm. Kết quả thử nghiệm của các chuyên gia cho thấy thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn vô cùng sắc bén khi nó có thể dễ dàng cắt xuyên qua một chồng gồm 20 tờ.Ngoài ra, thanh kiếm "bất tử" của Việt Vương Câu Tiễn còn là bằng chứng về kỹ thuật chế tác kiếm tuyệt diệu của các nghệ nhân thời Xuân Thu. Theo các chuyên gia, thanh kiếm trên được xem là kiểu kiếm thẳng đầu tiên với hai lưỡi đều sắc bén.Đến nay, giới khoa học nỗ lực "sao chép" công thức và phương pháp chế tạo thanh kiếm này nhưng chưa thành công.Mời độc giả xem video: Đối tượng bán ma túy tàng trữ nhiều súng, đao, kiếm. Nguồn: THĐT1.
Thanh kiếm "bất tử" của Việt Vương Câu Tiễn là một trong những phát hiện khảo cổ đáng chú ý của giới khảo cổ Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây. Các chuyên gia phát hiện thanh bảo kiếm này vào năm 1965.
Cụ thể, vào năm 1965, khi tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện 50 ngôi mộ thuộc thời kỳ Xuân Thu (722 trước Công nguyên - 481 trước Công nguyên).
Tại một ngôi mộ, các chuyên gia phát hiện một hộp gỗ kín đặt cạnh một bộ hài cốt cùng nhiều hiện vật khác. Khi mở chiếc hộp, họ bất ngờ khi nhìn thấy bên trong là một thanh kiếm.
Căn cứ vào các nét chữ khắc và biểu tượng trên thanh kiếm, các nhà nghiên cứu kết luận đó là bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (496 trước Công nguyên - 465 trước Công nguyên).
Việt Vương Câu Tiễn là vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu gắn liền với giai thoại nằm gai nếm mật, dùng liên hoàn kế khi làm con tin để lấy được sự tin tưởng của Ngô Vương Phù Sai như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng Tây Thi cho nhà vua).
Việt Vương Câu Tiễn là vị vua nổi tiếng thời Xuân Thu gắn liền với giai thoại nằm gai nếm mật, dùng liên hoàn kế khi làm con tin để lấy được sự tin tưởng của Ngô Vương Phù Sai như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng Tây Thi cho nhà vua).
Khi kiểm tra thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi nó bị bùn đất bao quanh nhưng gần như không bị hoen rỉ dù ở sâu trong lòng đất hàng ngàn năm. Thậm chí, một thành viên trong đoàn khảo cổ bị đứt tay, chảy máu khi thử độ sắc bén của thanh kiếm.
Thanh bảo kiếm dài khoảng 55,7 cm, nặng 875 gram. Riêng phần lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, chuôi kiếm dài 8,4 cm. Kết quả thử nghiệm của các chuyên gia cho thấy thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn vô cùng sắc bén khi nó có thể dễ dàng cắt xuyên qua một chồng gồm 20 tờ.
Ngoài ra, thanh kiếm "bất tử" của Việt Vương Câu Tiễn còn là bằng chứng về kỹ thuật chế tác kiếm tuyệt diệu của các nghệ nhân thời Xuân Thu. Theo các chuyên gia, thanh kiếm trên được xem là kiểu kiếm thẳng đầu tiên với hai lưỡi đều sắc bén.
Đến nay, giới khoa học nỗ lực "sao chép" công thức và phương pháp chế tạo thanh kiếm này nhưng chưa thành công.
Mời độc giả xem video: Đối tượng bán ma túy tàng trữ nhiều súng, đao, kiếm. Nguồn: THĐT1.