Trong cuộc khai quật tại Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, các nhà khảo cổ khai quật một lăng mộ thời nhà Tần (221 trước Công nguyên - 206 trước Công nguyên).Bên trong lăng mộ cổ này, các chuyên gia tìm thấy 9 đồ trang trí nhỏ bằng vàng nguyên chất. Họ nhận thấy chúng trông giống cúc áo.Theo các chuyên gia, 9 đồ trang trí bằng vàng có kích thước khá nhỏ. Dường như chúng được chế tác theo kỹ thuật hàn đặc biệt ở Tây Á."Kỹ thuật hàn này phát triển trong nền văn minh Lưỡng Hà. Vì vậy, sự xuất hiện của nó trong những vật dụng bằng vàng thời nhà Tần cho thấy người Tần đã tiếp xúc với các nền văn hóa Tây Á", trưởng nhóm khảo cổ Zhao Xuyang của Viện Khảo cổ Hàm Dương, cho biết.Các chuyên gia tin rằng 9 đồ trang trí trên nhiều khả năng là phụ kiện của quần áo. Việc tìm thấy những cổ vật này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự giao lưu văn hóa và thương mại giữa phương Đông và phương Tây diễn ra trước khi Con đường Tơ lụa hình thành.Quá trình chế tạo 9 đồ trang trí trên cho thấy nghề thủ công thời nhà Tần, đặc biệt là việc chế tác vàng, phát triển mạnh.Các vật dụng bằng vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Thương (khoảng năm 1600 trước Công nguyên - 1046 trước Công nguyên).Theo trưởng nhóm khảo cổ Zhao Xuyang, đồ vàng và bạc xuất hiện vào giai đoạn giữa của nhà Thương.Thế nhưng, người xưa chủ yếu là đặt vàng lên thứ gì đó hoặc bọc vàng trong một thứ khác. Điều này hoàn toàn khác với việc hàn đồ vàng bằng kỹ thuật cao như 9 đồ trang trí mới tìm thấy trong lăng mộ thời nhà Tần.Vì vậy, trưởng nhóm khảo cổ Zhao Xuyang cho hay việc tìm thấy những cổ vật bằng vàng quý hiếm tại lăng mộ nhà Tần mới đây có thể phản ánh tư duy cởi mở và tinh thần thực dụng trong việc chấp nhận những điều mới lạ.Mời độc giả xem video: Độ xe đạp bằng cách...mạ vàng. Nguồn: VTV24.
Trong cuộc khai quật tại Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, các nhà khảo cổ khai quật một lăng mộ thời nhà Tần (221 trước Công nguyên - 206 trước Công nguyên).
Bên trong lăng mộ cổ này, các chuyên gia tìm thấy 9 đồ trang trí nhỏ bằng vàng nguyên chất. Họ nhận thấy chúng trông giống cúc áo.
Theo các chuyên gia, 9 đồ trang trí bằng vàng có kích thước khá nhỏ. Dường như chúng được chế tác theo kỹ thuật hàn đặc biệt ở Tây Á.
"Kỹ thuật hàn này phát triển trong nền văn minh Lưỡng Hà. Vì vậy, sự xuất hiện của nó trong những vật dụng bằng vàng thời nhà Tần cho thấy người Tần đã tiếp xúc với các nền văn hóa Tây Á", trưởng nhóm khảo cổ Zhao Xuyang của Viện Khảo cổ Hàm Dương, cho biết.
Các chuyên gia tin rằng 9 đồ trang trí trên nhiều khả năng là phụ kiện của quần áo. Việc tìm thấy những cổ vật này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự giao lưu văn hóa và thương mại giữa phương Đông và phương Tây diễn ra trước khi Con đường Tơ lụa hình thành.
Quá trình chế tạo 9 đồ trang trí trên cho thấy nghề thủ công thời nhà Tần, đặc biệt là việc chế tác vàng, phát triển mạnh.
Các vật dụng bằng vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Thương (khoảng năm 1600 trước Công nguyên - 1046 trước Công nguyên).
Theo trưởng nhóm khảo cổ Zhao Xuyang, đồ vàng và bạc xuất hiện vào giai đoạn giữa của nhà Thương.
Thế nhưng, người xưa chủ yếu là đặt vàng lên thứ gì đó hoặc bọc vàng trong một thứ khác. Điều này hoàn toàn khác với việc hàn đồ vàng bằng kỹ thuật cao như 9 đồ trang trí mới tìm thấy trong lăng mộ thời nhà Tần.
Vì vậy, trưởng nhóm khảo cổ Zhao Xuyang cho hay việc tìm thấy những cổ vật bằng vàng quý hiếm tại lăng mộ nhà Tần mới đây có thể phản ánh tư duy cởi mở và tinh thần thực dụng trong việc chấp nhận những điều mới lạ.
Mời độc giả xem video: Độ xe đạp bằng cách...mạ vàng. Nguồn: VTV24.