Tại Trung Quốc, truyền thuyết về loài Thỏ Ngọc bắt nguồn từ thời kỳ Chiến quốc (khoảng 475-221 TCN). Theo đó, Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên nàng Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng.Truyền thuyết này cũng phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên. Tuy nhiên, phiên bản Thỏ Ngọc tại hai đất nước này lại giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh.Bên cạnh truyền thuyết kể trên, còn một truyền thuyết khác cũng được lan truyền với nhiều di bản.Truyền thuyết này kể rằng, hàng trăm năm về trước, một “trưởng lão” trên mặt trăng đã quyết định đến thăm trần gian. Ông cải trang mình như một kẻ ăn xin và nhờ Cáo, Khỉ và Thỏ đi tìm thức ăn cho ông.Khỉ đã leo lên một cây và mang về trái cây. Cáo thì đi đến con suối và bắt cá đem về cho ông. Có mỗi Thỏ là không tìm được gì ngoại trừ một ít cỏ.Cảm thấy lương tâm bị cắn rứt, Thỏ đã không ngần ngại nhảy vào lửa hiến bản thân mình thành bữa ăn cho ông.Thấy vậy, ông đã nhanh chóng cứu Thỏ ra khỏi ngọn lửa và xúc động nói “Ngươi là người tốt bụng nhất và đừng bao giờ làm bất cứ việc gì hại tới bản thân. Ta sẽ đưa ngươi đến mặt trăng để sống cùng ta”.Và đến ngày nay Thỏ vẫn sống trên cung trăng cùng với người đàn ông này.Câu chuyện này có nhiều chi tiết khá giống trong một câu chuyện Phật giáo phổ biến ở Đông ÁCùng với truyền thuyết về Thỏ Ngọc, xuất hiện quan niệm rằng hàng năm, mọi người trên thế gian có thể nhìn thấy Thỏ Ngọc trong ngày trăng tròn và sáng nhất năm, ngày Rằm tháng Tám Âm lịch.Riêng ở Việt Nam, thỏ không phải là loài vật quen thuộc và hình tượng con thỏ trong 12 con giáp cũng được thay thế bằng con mèo. Vì vậy mà hình tượng Thỏ Ngọc không có sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa của người Việt.
Tại Trung Quốc, truyền thuyết về loài Thỏ Ngọc bắt nguồn từ thời kỳ Chiến quốc (khoảng 475-221 TCN). Theo đó, Thỏ Ngọc là người bạn luôn đồng hành bên nàng Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng.
Truyền thuyết này cũng phổ biến tại Nhật Bản và Triều Tiên. Tuy nhiên, phiên bản Thỏ Ngọc tại hai đất nước này lại giã gạo làm bánh chứ không giã thuốc trường sinh.
Bên cạnh truyền thuyết kể trên, còn một truyền thuyết khác cũng được lan truyền với nhiều di bản.
Truyền thuyết này kể rằng, hàng trăm năm về trước, một “trưởng lão” trên mặt trăng đã quyết định đến thăm trần gian. Ông cải trang mình như một kẻ ăn xin và nhờ Cáo, Khỉ và Thỏ đi tìm thức ăn cho ông.
Khỉ đã leo lên một cây và mang về trái cây. Cáo thì đi đến con suối và bắt cá đem về cho ông. Có mỗi Thỏ là không tìm được gì ngoại trừ một ít cỏ.
Cảm thấy lương tâm bị cắn rứt, Thỏ đã không ngần ngại nhảy vào lửa hiến bản thân mình thành bữa ăn cho ông.
Thấy vậy, ông đã nhanh chóng cứu Thỏ ra khỏi ngọn lửa và xúc động nói “Ngươi là người tốt bụng nhất và đừng bao giờ làm bất cứ việc gì hại tới bản thân. Ta sẽ đưa ngươi đến mặt trăng để sống cùng ta”.
Và đến ngày nay Thỏ vẫn sống trên cung trăng cùng với người đàn ông này.
Câu chuyện này có nhiều chi tiết khá giống trong một câu chuyện Phật giáo phổ biến ở Đông Á
Cùng với truyền thuyết về Thỏ Ngọc, xuất hiện quan niệm rằng hàng năm, mọi người trên thế gian có thể nhìn thấy Thỏ Ngọc trong ngày trăng tròn và sáng nhất năm, ngày Rằm tháng Tám Âm lịch.
Riêng ở Việt Nam, thỏ không phải là loài vật quen thuộc và hình tượng con thỏ trong 12 con giáp cũng được thay thế bằng con mèo. Vì vậy mà hình tượng Thỏ Ngọc không có sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa của người Việt.