Tục thờ cá voi là một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo ở các địa phương ven biển miền Trung và miền Nam nước ta. Nhiều truyền thuyết đã được lưu truyền trong dân gian về loài vật khổng lồ này, đáng chú ý là một truyền thuyết thấm đẫm màu sắc Phật giáo. Ảnh: Xương cá voi được thờ ở đền Thắng Tam, TP Vũng Tàu.Tương truyền, cá voi được Bồ Tát ban cho nhiệm vụ cứu nguy những ngư dân lâm nạn nơi biển thẳm. Được trao cho cơ thể khổng lồ, những ông cá voi đủ sức đương đầu với những cơn bão lớn nhất, giữ cho tàu thuyền thăng bằng, sau đó còn dìu tàu thuyền vào tận bờ biển. Ảnh: Hàng chục sọ cá voi đủ kích cỡ ở đền Thắng Tam.Với những cá voi cỡ nhỏ, không đủ sức cứu tàu thuyền, thì dựa vào sự khéo léo của mình để cứu những người chẳng may bị rơi xuống biển, đưa họ vào bờ an toàn. Cá voi cũng được ban cho khả năng thâu đường, biết ở nơi nào có người cần cứu để có mặt kịp thời. Ảnh: Xương cá voi được thờ ở Lăng Ông trên đảo Hòn Đá Bạc, Cà Mau.Dù mang tính huyền thoại, nhưng tín ngưỡng thờ cá voi ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân vùng biển. Đây được xem là một cách củng cố tinh thần, vững tâm hơn của người dân khi ra khơi. Để dành sự tôn kính đối với loài cá này, người dân đã gọi với nhiều tên: Cá Ông, ông Nam hải, Ông Lớn hay Ông Cậu… Ảnh: Cận cảnh bộ xương cá voi ở Hòn Đá Bạc.Theo Đại Nam nhất thống chí, cá voi được gọi là Đức Ngư: “Đức Ngư đầu tròn, nơi trán có lỗ phun nước ra, sắc đen trơn láng, không có vảy, đuôi có mảng như đuôi tôm, cá tánh từ thiện, hay giải cứu cho người khi qua biển mắc cạn. Ảnh: Bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam được thờ ở dinh Vạn Thủy Tú, TP Phan Thiết.Đầu niên hiệu Minh Mạng vua đặt cho tên là Nhân Ngư, đầu niên hiệu Tự Đức đổi lại tên này (Đức Ngư). Loại cá này trong Nam Hải thì linh, còn ở biển khác thì không linh”. Ảnh: Phong lưu trữ hài cốt cá voi ở dinh Vạn Thủy Tú.Về tục thờ cúng Cá Ông, tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn sau khi cá Ông cứu mạng cho Vua Gia long Nguyễn Ánh trong quá trình chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong tặng Cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng, sắc phong. Ảnh: Những hộp sọ cá voi ở dinh Vạn Thủy Tú.Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước có các điểm thờ cá Ông, với các cách thức, quy mô khác nhau tùy vào đặc điểm mỗi vùng miền. Mỗi năm khi đến lễ hội Nghinh Ông của tín ngưỡng thờ Cá Ông, người dân miền biển tổ chức long trọng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Ảnh: Xương cá voi tại Lăng Ông Nam Hải ở Đất Mũi, Cà Mau.Đặc biệt, đến nay trong suy nghĩ của mọi người, cá voi đã trở thành ân nhân của dân thuyền chài sống trên biển cả. Khi lụy bờ và qua đời, cá sẽ được người dân chôn cất và thờ tự theo tục thờ cá ông với những nghi thức trang trọng nhất... Ảnh: Cận cảnh bộ xương cá voi ở Đất Mũi.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Tục thờ cá voi là một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo ở các địa phương ven biển miền Trung và miền Nam nước ta. Nhiều truyền thuyết đã được lưu truyền trong dân gian về loài vật khổng lồ này, đáng chú ý là một truyền thuyết thấm đẫm màu sắc Phật giáo. Ảnh: Xương cá voi được thờ ở đền Thắng Tam, TP Vũng Tàu.
Tương truyền, cá voi được Bồ Tát ban cho nhiệm vụ cứu nguy những ngư dân lâm nạn nơi biển thẳm. Được trao cho cơ thể khổng lồ, những ông cá voi đủ sức đương đầu với những cơn bão lớn nhất, giữ cho tàu thuyền thăng bằng, sau đó còn dìu tàu thuyền vào tận bờ biển. Ảnh: Hàng chục sọ cá voi đủ kích cỡ ở đền Thắng Tam.
Với những cá voi cỡ nhỏ, không đủ sức cứu tàu thuyền, thì dựa vào sự khéo léo của mình để cứu những người chẳng may bị rơi xuống biển, đưa họ vào bờ an toàn. Cá voi cũng được ban cho khả năng thâu đường, biết ở nơi nào có người cần cứu để có mặt kịp thời. Ảnh: Xương cá voi được thờ ở Lăng Ông trên đảo Hòn Đá Bạc, Cà Mau.
Dù mang tính huyền thoại, nhưng tín ngưỡng thờ cá voi ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân vùng biển. Đây được xem là một cách củng cố tinh thần, vững tâm hơn của người dân khi ra khơi. Để dành sự tôn kính đối với loài cá này, người dân đã gọi với nhiều tên: Cá Ông, ông Nam hải, Ông Lớn hay Ông Cậu… Ảnh: Cận cảnh bộ xương cá voi ở Hòn Đá Bạc.
Theo Đại Nam nhất thống chí, cá voi được gọi là Đức Ngư: “Đức Ngư đầu tròn, nơi trán có lỗ phun nước ra, sắc đen trơn láng, không có vảy, đuôi có mảng như đuôi tôm, cá tánh từ thiện, hay giải cứu cho người khi qua biển mắc cạn. Ảnh: Bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam được thờ ở dinh Vạn Thủy Tú, TP Phan Thiết.
Đầu niên hiệu Minh Mạng vua đặt cho tên là Nhân Ngư, đầu niên hiệu Tự Đức đổi lại tên này (Đức Ngư). Loại cá này trong Nam Hải thì linh, còn ở biển khác thì không linh”. Ảnh: Phong lưu trữ hài cốt cá voi ở dinh Vạn Thủy Tú.
Về tục thờ cúng Cá Ông, tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn sau khi cá Ông cứu mạng cho Vua Gia long Nguyễn Ánh trong quá trình chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong tặng Cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng, sắc phong. Ảnh: Những hộp sọ cá voi ở dinh Vạn Thủy Tú.
Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước có các điểm thờ cá Ông, với các cách thức, quy mô khác nhau tùy vào đặc điểm mỗi vùng miền. Mỗi năm khi đến lễ hội Nghinh Ông của tín ngưỡng thờ Cá Ông, người dân miền biển tổ chức long trọng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Ảnh: Xương cá voi tại Lăng Ông Nam Hải ở Đất Mũi, Cà Mau.
Đặc biệt, đến nay trong suy nghĩ của mọi người, cá voi đã trở thành ân nhân của dân thuyền chài sống trên biển cả. Khi lụy bờ và qua đời, cá sẽ được người dân chôn cất và thờ tự theo tục thờ cá ông với những nghi thức trang trọng nhất... Ảnh: Cận cảnh bộ xương cá voi ở Đất Mũi.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.