Núi Kailash cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng khoảng 1.000 km về hướng Tây nổi tiếng là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới.Hàng năm, nhiều người thực hiện nghi thức đi bộ quanh chân núi Kailash với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho họ.Trong khi những người hành hương theo đạo Phật và Ấn Độ giáo đi vòng theo chiều kim đồng hồ thì người theo đạo Jana và Bon đi theo chiều ngược lại.Theo nhiều truyền thuyết, những người đặt chân lên con dốc dẫn lên núi Kailash đều là hành động xâm phạm chốn linh thiêng của các vị thần nên có thể chết. Vì thế, người hành hương chỉ đi quanh chân núi.Núi Uluru ở Australia được biết đến là khối núi đá nguyên khối khổng lồ hay còn gọi là Ayers Rock. Ngọn núi này được xem là một địa điểm linh thiêng đối với người Anangu bản địa.Người Anangu sinh sống ở khu vực này trong hon 30.000 năm. Trong những năm qua, một số du khách khi tới chinh phục và khám phá ngọn núi linh thiêng trót lấy một số thứ như viên đá mang về nhà. Sau đó, họ gặp những chuyện xui xẻo nên quyết định gửi trả chúng về nơi cũ để trở lại cuộc sống bình yên.Trước sự việc này, bộ tộc Anangu phủ nhận tồn tại lời nguyền đeo bám khiến những người lấy các thứ ở núi Uluru gặp xui xẻo. Dù vậy, nhiều người không còn dám lấy thứ gì ở ngọn núi linh thiêng này.Núi Shasta là một ngọn núi lửa nằm ở cuối phía nam của dãy Cascade Siskiyou County, California, Mỹ. Người dân địa phương tin rằng, ngọn núi là cội nguồn của sức mạnh thần bí sinh ra hòa bình và thịnh vượng.Các sử gia phát hiện nhiều cổ vật ở núi Shasta cho thấy đây từng là nơi sinh sống của một số bộ lạc bản địa Bắc Mỹ trong hơn 9.000 năm.Trong những thập kỷ gần đây, người Mỹ bản địa sinh sống ở khu vực này thực hiện các nghi lễ tôn thờ núi Shasta để thu hút sức mạnh tâm linh mà nó phát ra.Mời độc giả xem video: An Giang: phát hiện bộ xương người trên đỉnh núi Cấm. Nguồn: THDT.
Núi Kailash cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng khoảng 1.000 km về hướng Tây nổi tiếng là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới.
Hàng năm, nhiều người thực hiện nghi thức đi bộ quanh chân núi Kailash với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho họ.
Trong khi những người hành hương theo đạo Phật và Ấn Độ giáo đi vòng theo chiều kim đồng hồ thì người theo đạo Jana và Bon đi theo chiều ngược lại.
Theo nhiều truyền thuyết, những người đặt chân lên con dốc dẫn lên núi Kailash đều là hành động xâm phạm chốn linh thiêng của các vị thần nên có thể chết. Vì thế, người hành hương chỉ đi quanh chân núi.
Núi Uluru ở Australia được biết đến là khối núi đá nguyên khối khổng lồ hay còn gọi là Ayers Rock. Ngọn núi này được xem là một địa điểm linh thiêng đối với người Anangu bản địa.
Người Anangu sinh sống ở khu vực này trong hon 30.000 năm. Trong những năm qua, một số du khách khi tới chinh phục và khám phá ngọn núi linh thiêng trót lấy một số thứ như viên đá mang về nhà. Sau đó, họ gặp những chuyện xui xẻo nên quyết định gửi trả chúng về nơi cũ để trở lại cuộc sống bình yên.
Trước sự việc này, bộ tộc Anangu phủ nhận tồn tại lời nguyền đeo bám khiến những người lấy các thứ ở núi Uluru gặp xui xẻo. Dù vậy, nhiều người không còn dám lấy thứ gì ở ngọn núi linh thiêng này.
Núi Shasta là một ngọn núi lửa nằm ở cuối phía nam của dãy Cascade Siskiyou County, California, Mỹ. Người dân địa phương tin rằng, ngọn núi là cội nguồn của sức mạnh thần bí sinh ra hòa bình và thịnh vượng.
Các sử gia phát hiện nhiều cổ vật ở núi Shasta cho thấy đây từng là nơi sinh sống của một số bộ lạc bản địa Bắc Mỹ trong hơn 9.000 năm.
Trong những thập kỷ gần đây, người Mỹ bản địa sinh sống ở khu vực này thực hiện các nghi lễ tôn thờ núi Shasta để thu hút sức mạnh tâm linh mà nó phát ra.
Mời độc giả xem video: An Giang: phát hiện bộ xương người trên đỉnh núi Cấm. Nguồn: THDT.