Khác với các hội quán cổ còn lại của người Hoa, hội quán Quảng Triệu không nằm trong vùng Chợ Lớn (quận 5, 6 ngày nay) mà lại nằm gần trung tâm quận 1.Đây vốn là nơi hoạt động cộng đồng người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, gọi tắt là Quảng Triệu, đều thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.Sau này hội quán không còn sinh hoạt, người dân gọi nơi đây là miếu Thiên Hậu do vị thần chính được thờ là bà Thiên Hậu.Mặt bằng tổng thể của hội quán Quảng Triệu được chia thành 3 trục: trục chính ở giữa và hai trục phụ hai bên. Ba trục kết hợp với nhau tạo thành một mặt bằng hình chữ nhật. Người ta còn gọi kiểu mặt bằng này là hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc".Giữa các gian nhà có khoảng sân trời. Giữa sân là bàn thờ Quán thế Âm Bồ Tát.Khu vực chính điện bài trí tôn nghiêm với gam màu đỏ nổi bật.Bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu hay Bà Thiên Hậu nằm ở vị trí trung tâm.Hai bên là bàn thờ Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương, các vị thần phù trợ sinh sản.Ngoài ra còn các bàn thờ khác như Thiên Phủ Địa Mẫu, Văn Vương Bắc Đế...Trên lối vào chính điện có treo một phù điêu làm bằng gỗ chạm khắc tinh xảo, biểu tượng cho những chiếc thuyền đã được Thiên Hậu Thánh Mẫu cứu vớt.Văn bia trong hội quán Quảng Triệu.Các mảng trang trí gốm sứ trên mái hội quán được tạo tác rất kỳ công và sinh động.Ngoài lễ vía Bà là ngày lễ lớn nhất của hội quán Quảng Triệu. Ngoài ra còn những ngày lễ khác cũng được cúng lớn như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, ngày vía của các vị thần khác thờ trong hội quán.Hội quán Quảng Triệu đã được ghi nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.Một số hình ảnh khác về hội quán.
Khác với các hội quán cổ còn lại của người Hoa, hội quán Quảng Triệu không nằm trong vùng Chợ Lớn (quận 5, 6 ngày nay) mà lại nằm gần trung tâm quận 1.
Đây vốn là nơi hoạt động cộng đồng người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, gọi tắt là Quảng Triệu, đều thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Sau này hội quán không còn sinh hoạt, người dân gọi nơi đây là miếu Thiên Hậu do vị thần chính được thờ là bà Thiên Hậu.
Mặt bằng tổng thể của hội quán Quảng Triệu được chia thành 3 trục: trục chính ở giữa và hai trục phụ hai bên. Ba trục kết hợp với nhau tạo thành một mặt bằng hình chữ nhật. Người ta còn gọi kiểu mặt bằng này là hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc".
Giữa các gian nhà có khoảng sân trời. Giữa sân là bàn thờ Quán thế Âm Bồ Tát.
Khu vực chính điện bài trí tôn nghiêm với gam màu đỏ nổi bật.
Bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu hay Bà Thiên Hậu nằm ở vị trí trung tâm.
Hai bên là bàn thờ Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương, các vị thần phù trợ sinh sản.
Ngoài ra còn các bàn thờ khác như Thiên Phủ Địa Mẫu, Văn Vương Bắc Đế...
Trên lối vào chính điện có treo một phù điêu làm bằng gỗ chạm khắc tinh xảo, biểu tượng cho những chiếc thuyền đã được Thiên Hậu Thánh Mẫu cứu vớt.
Văn bia trong hội quán Quảng Triệu.
Các mảng trang trí gốm sứ trên mái hội quán được tạo tác rất kỳ công và sinh động.
Ngoài lễ vía Bà là ngày lễ lớn nhất của hội quán Quảng Triệu. Ngoài ra còn những ngày lễ khác cũng được cúng lớn như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, ngày vía của các vị thần khác thờ trong hội quán.
Hội quán Quảng Triệu đã được ghi nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về hội quán.