Hoàng đế keo kiệt bậc nhất thời phong kiến khiến hậu thế bất ngờ đó là vua Đạo Quang hay còn gọi Thanh Tuyên Tông (1782 - 1850). Ông là vị vua thứ 8 của nhà Thanh và có 30 trị vì đất nước kể từ năm 1820. Thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng nổi tiếng bởi tính cách bủn xỉn, tằn tiện, nhưng hoàng đế Đạo Quang còn hơn thế.Trong suốt thời gian trị vì, vua Đạo Quang luôn chủ trương thực hành tiết kiệm, thậm chí là keo kiệt. Ông lấy bản thân làm gương và các quan viên trong triều cũng phải làm theo. Theo sử sách, vua Đạo Quang muốn giảm chi tiêu trong bối cảnh ngân khố nhà Thanh chi tiêu nhiều vào việc nuôi quân và các hoạt động quân sự.Vì vậy, hoàng đế Đạo Quang ban hành 3 điều luật tiết kiệm áp dụng trên cả nước. Một là, trọng nghĩa khinh lợi, các cá nhân không tích trữ tài sản. Hành động này không chỉ vì quốc gia mà còn vì bách tính thiên hạ.Hai là đình chỉ việc các tỉnh tiến cống. Vua Đạo Quang ban hành luật lệ này vì cho rằng những đồ tiến công như hoa quả, rau dưa, lá trà, dược liệu… do người dân vất vả làm ra. Để vận chuyện vào cung thì mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Để tránh lãng phí những điều này, ông hoàng nhà Thanh hủy bỏ việc tiến cống từ các địa phương.Điều luật thứ ba được vua Đạo Quang đưa ra là không xây thêm các cung điện, lầu các. Nếu những quan lại nào đề cử xây thêm cung điện, đền chùa... sẽ bị xử phạt nặng.Song song với đó, vua Đạo Quang thực hành chi tiêu tiết kiệm trong cung. Ông cùng các phi tần ăn uống thanh đạm, tự may vá quần áo bị rách để mặc tiếp... Nếu không phải ngày lễ quan trọng thì không được phép ăn thịt, mặc trang phục gấm vóc, trang điểm cầu kỳ...Tương truyền, vua Đạo Quang có lần thèm ăn trứng gà. Thế nhưng, khi nghe đến giá tiền là 5 lạng bạc/quả thì ông hoàng này tiếc tiền nên không mua ăn.Thêm nữa, vua Đạo Quang cho nhiều cung nữ, thái giám ra ngoài cung làm việc nuôi thân. Ông chỉ giữ lại một ít người hầu hạ, làm việc trong cung.Thấy nhà vua làm như vậy, các quan viên trong triều cũng không dám làm trái nên tìm các quan phục cũ rách để mặc. Thậm chí, một số người cố tình làm trang phục sờn rách rồi vá mấy miếng để vua Đạo Quang không trách tội.Cứ như vậy, vua Đạo Quang cả đời sống tiết kiệm đến mức khắc khổ, không dám ăn chơi, hưởng lạc cuộc sống sung túc như bậc vua chúa. Dù vậy, tình hình kinh tế của nhà Thanh cũng không có nhiều khởi sắc.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Hoàng đế keo kiệt bậc nhất thời phong kiến khiến hậu thế bất ngờ đó là vua Đạo Quang hay còn gọi Thanh Tuyên Tông (1782 - 1850). Ông là vị vua thứ 8 của nhà Thanh và có 30 trị vì đất nước kể từ năm 1820. Thời Tam Quốc, Tào Tháo cũng nổi tiếng bởi tính cách bủn xỉn, tằn tiện, nhưng hoàng đế Đạo Quang còn hơn thế.
Trong suốt thời gian trị vì, vua Đạo Quang luôn chủ trương thực hành tiết kiệm, thậm chí là keo kiệt. Ông lấy bản thân làm gương và các quan viên trong triều cũng phải làm theo. Theo sử sách, vua Đạo Quang muốn giảm chi tiêu trong bối cảnh ngân khố nhà Thanh chi tiêu nhiều vào việc nuôi quân và các hoạt động quân sự.
Vì vậy, hoàng đế Đạo Quang ban hành 3 điều luật tiết kiệm áp dụng trên cả nước. Một là, trọng nghĩa khinh lợi, các cá nhân không tích trữ tài sản. Hành động này không chỉ vì quốc gia mà còn vì bách tính thiên hạ.
Hai là đình chỉ việc các tỉnh tiến cống. Vua Đạo Quang ban hành luật lệ này vì cho rằng những đồ tiến công như hoa quả, rau dưa, lá trà, dược liệu… do người dân vất vả làm ra. Để vận chuyện vào cung thì mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Để tránh lãng phí những điều này, ông hoàng nhà Thanh hủy bỏ việc tiến cống từ các địa phương.
Điều luật thứ ba được vua Đạo Quang đưa ra là không xây thêm các cung điện, lầu các. Nếu những quan lại nào đề cử xây thêm cung điện, đền chùa... sẽ bị xử phạt nặng.
Song song với đó, vua Đạo Quang thực hành chi tiêu tiết kiệm trong cung. Ông cùng các phi tần ăn uống thanh đạm, tự may vá quần áo bị rách để mặc tiếp... Nếu không phải ngày lễ quan trọng thì không được phép ăn thịt, mặc trang phục gấm vóc, trang điểm cầu kỳ...
Tương truyền, vua Đạo Quang có lần thèm ăn trứng gà. Thế nhưng, khi nghe đến giá tiền là 5 lạng bạc/quả thì ông hoàng này tiếc tiền nên không mua ăn.
Thêm nữa, vua Đạo Quang cho nhiều cung nữ, thái giám ra ngoài cung làm việc nuôi thân. Ông chỉ giữ lại một ít người hầu hạ, làm việc trong cung.
Thấy nhà vua làm như vậy, các quan viên trong triều cũng không dám làm trái nên tìm các quan phục cũ rách để mặc. Thậm chí, một số người cố tình làm trang phục sờn rách rồi vá mấy miếng để vua Đạo Quang không trách tội.
Cứ như vậy, vua Đạo Quang cả đời sống tiết kiệm đến mức khắc khổ, không dám ăn chơi, hưởng lạc cuộc sống sung túc như bậc vua chúa. Dù vậy, tình hình kinh tế của nhà Thanh cũng không có nhiều khởi sắc.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.