Yakov Jugasvill là con trai cả của nhà lãnh đạo Stalin. Trước khi Thế chiến 2 nổ ra, Jugasvill tốt nghiệp Học viện Pháo binh ở Leningrad.Sau khi phát xít Đức tấn công xâm lược Liên Xô năm 1941, Jugasvill lên đường ra mặt trận chống quân phát xít Đức xâm lược. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy một đại đội thuộc Trung đoàn pháo số 14 của Liên Xô.Vào ngày 4/7/1941, đơn vị của Jugasvill bị quân Đức quốc xã bao vây tại khu vực Vitsyebsk, Belarus. Đến ngày 16/7/1941, Jugasvill bị bắt làm tù binh. 4 ngày sau, Đài phát thanh Berlin của chính quyền Hitler thông báo Đức quốc xã bắt được con trai của nhà lãnh đạo Stalin.Ban đầu, Jugasvill bị quân Đức giam ở trại tù binh ở Hammelburg thuộc tỉnh Bavari trước khi chuyển đến trại tù binh người Ba Lan tại Lubek. Sau cùng, Jugasvill bị đưa đến trại tù binh Zaxsenhauzen. Vào tháng 4/1943, con trai cả của nhà lãnh đạo Stalin vượt ngục nhưng không thành công. Ông bị một lính canh bắn chết trong lúc đào tẩu.Trong thời gian Jugasvill bị bắt làm tù binh, chính quyền Hitler gửi cho lãnh đạo Stalin đề nghị Liên Xô thả thống chế Friedrich Paulus bị nước này bắt giữ trước đó. Đổi lại, Đức quốc xã trả tự do cho Jugasvill.Khi nhận được lời đề nghị trao đổi tù binh trên, nhà lãnh đạo Stalin trả lời với thái độ cứng rắn rằng: “Tôi không đánh đổi một thống soái lấy một người lính”.Thông tin về việc con trai cả của Stalin là Yakov Jugasvili bị Đức Quốc xã bắt làm tù binh và giết hại trong Thế chiến 2 được Giám đốc Cục Lưu trữ và đăng ký của Cơ quan Tình báo Liên bang Nga (FSB) Vasili Khristoforov xác nhận.Thế nhưng, gần đây, Tiến sĩ khoa học lịch sử Sergey Deviatov gây xôn xao dư luận khi cho rằng, Jugasvili không hề bị Đức Quốc xã bắt giam làm tù binh mà người con này của lãnh đạo Stalin thực chất hy sinh trên chiến trường.Chính quyền Hitler dựng lên màn kịch bắt được con trai của nhà lãnh đạo Stalin để gây sức ép với Liên Xô nhằm đưa ra đòi hỏi vô lý thả thống chế Friedrich Paulus của Đức.Đến nay, thông tin này vẫn gây tranh luận lớn bởi không tìm được những bằng chứng chắc chắn để chứng minh quan điểm của Tiến sĩ Deviatov là chính xác.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức. Nguồn: VTC14.
Yakov Jugasvill là con trai cả của nhà lãnh đạo Stalin. Trước khi Thế chiến 2 nổ ra, Jugasvill tốt nghiệp Học viện Pháo binh ở Leningrad.
Sau khi phát xít Đức tấn công xâm lược Liên Xô năm 1941, Jugasvill lên đường ra mặt trận chống quân phát xít Đức xâm lược. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy một đại đội thuộc Trung đoàn pháo số 14 của Liên Xô.
Vào ngày 4/7/1941, đơn vị của Jugasvill bị quân Đức quốc xã bao vây tại khu vực Vitsyebsk, Belarus. Đến ngày 16/7/1941, Jugasvill bị bắt làm tù binh. 4 ngày sau, Đài phát thanh Berlin của chính quyền Hitler thông báo Đức quốc xã bắt được con trai của nhà lãnh đạo Stalin.
Ban đầu, Jugasvill bị quân Đức giam ở trại tù binh ở Hammelburg thuộc tỉnh Bavari trước khi chuyển đến trại tù binh người Ba Lan tại Lubek. Sau cùng, Jugasvill bị đưa đến trại tù binh Zaxsenhauzen. Vào tháng 4/1943, con trai cả của nhà lãnh đạo Stalin vượt ngục nhưng không thành công. Ông bị một lính canh bắn chết trong lúc đào tẩu.
Trong thời gian Jugasvill bị bắt làm tù binh, chính quyền Hitler gửi cho lãnh đạo Stalin đề nghị Liên Xô thả thống chế Friedrich Paulus bị nước này bắt giữ trước đó. Đổi lại, Đức quốc xã trả tự do cho Jugasvill.
Khi nhận được lời đề nghị trao đổi tù binh trên, nhà lãnh đạo Stalin trả lời với thái độ cứng rắn rằng: “Tôi không đánh đổi một thống soái lấy một người lính”.
Thông tin về việc con trai cả của Stalin là Yakov Jugasvili bị Đức Quốc xã bắt làm tù binh và giết hại trong Thế chiến 2 được Giám đốc Cục Lưu trữ và đăng ký của Cơ quan Tình báo Liên bang Nga (FSB) Vasili Khristoforov xác nhận.
Thế nhưng, gần đây, Tiến sĩ khoa học lịch sử Sergey Deviatov gây xôn xao dư luận khi cho rằng, Jugasvili không hề bị Đức Quốc xã bắt giam làm tù binh mà người con này của lãnh đạo Stalin thực chất hy sinh trên chiến trường.
Chính quyền Hitler dựng lên màn kịch bắt được con trai của nhà lãnh đạo Stalin để gây sức ép với Liên Xô nhằm đưa ra đòi hỏi vô lý thả thống chế Friedrich Paulus của Đức.
Đến nay, thông tin này vẫn gây tranh luận lớn bởi không tìm được những bằng chứng chắc chắn để chứng minh quan điểm của Tiến sĩ Deviatov là chính xác.
Mời độc giả xem video: Tiếp tục truy tìm tội phạm chiến tranh thời phát xít Đức. Nguồn: VTC14.