Ngắm hình tượng rồng Việt qua các cổ vật hàng nghìn năm ở xứ Thanh (Video: Thanh Tùng).Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa trưng bày gần 100 cổ vật quý giá gắn liền với hình tượng rồng Việt từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn đến thế kỷ XX để người dân và du khách tham quan.Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, cho biết rồng là biểu tượng văn hóa, sản phẩm tinh thần hình thành trong quá trình con người nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội.
Trong tâm thức của người Việt Nam, rồng là cội nguồn của dân tộc. Các cổ vật được trưng bày tại bảo tàng, hình tượng rồng được thể hiện đa dạng trong mọi mặt đời sống xã hội từ kiến trúc, trang phục, đồ mỹ thuật cho đến các vật dụng sinh hoạt trong cung đình, tín ngưỡng tôn giáo...
Chiếc chuông đồng từ thời nhà Nguyễn với thiết kế có hình tượng rồng đúc nổi trên thân và quai chuông. Cây Quán tẩy được làm bằng gỗ, có các họa tiết, hoa văn trang trí hình rồng. Cổ vật này được làm vào thế kỷ XIX-XX. Mâm đồng trang trí họa tiết rồng khắc, đúc nổi vào thế kỷ XIX-XX được sưu tầm, trưng bày tại Thanh Hóa.Chiếc đĩa đèn, chất liệu đồng, phần cán trang trí hình đầu rồng, được làm vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây 2.000-2.500 năm. Mẫu ngói lá đề làm bằng đất nung trang trí hình rồng vào thế kỷ XIV, được khai quật tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Bộ sưu tập đồ thờ bằng bạc vào thế kỷ XIX, gồm: hộp, chén, hộp gương, đĩa, thẻ bài, bát... trang trí họa tiết hình rồng, được sưu tầm tại đền Sòng Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Chiếc khay đá vào thế kỷ XVIII-XIX được trang trí hình rồng.
Ngắm hình tượng rồng Việt qua các cổ vật hàng nghìn năm ở xứ Thanh (Video: Thanh Tùng).
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa trưng bày gần 100 cổ vật quý giá gắn liền với hình tượng rồng Việt từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn đến thế kỷ XX để người dân và du khách tham quan.
Ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, cho biết rồng là biểu tượng văn hóa, sản phẩm tinh thần hình thành trong quá trình con người nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội.
Trong tâm thức của người Việt Nam, rồng là cội nguồn của dân tộc. Các cổ vật được trưng bày tại bảo tàng, hình tượng rồng được thể hiện đa dạng trong mọi mặt đời sống xã hội từ kiến trúc, trang phục, đồ mỹ thuật cho đến các vật dụng sinh hoạt trong cung đình, tín ngưỡng tôn giáo...
Chiếc chuông đồng từ thời nhà Nguyễn với thiết kế có hình tượng rồng đúc nổi trên thân và quai chuông.
Cây Quán tẩy được làm bằng gỗ, có các họa tiết, hoa văn trang trí hình rồng. Cổ vật này được làm vào thế kỷ XIX-XX.
Mâm đồng trang trí họa tiết rồng khắc, đúc nổi vào thế kỷ XIX-XX được sưu tầm, trưng bày tại Thanh Hóa.
Chiếc đĩa đèn, chất liệu đồng, phần cán trang trí hình đầu rồng, được làm vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây 2.000-2.500 năm.
Mẫu ngói lá đề làm bằng đất nung trang trí hình rồng vào thế kỷ XIV, được khai quật tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Bộ sưu tập đồ thờ bằng bạc vào thế kỷ XIX, gồm: hộp, chén, hộp gương, đĩa, thẻ bài, bát... trang trí họa tiết hình rồng, được sưu tầm tại đền Sòng Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Chiếc khay đá vào thế kỷ XVIII-XIX được trang trí hình rồng.