1. Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc điện Kính Thiên thời Lê Sơ được dựng năm 1467, có điểm nhấn là cặp rồng đá thân uốn 7 khúc, dài 5,3 mét, được đánh giá là một tuyệt tác tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam thế kỷ 15.Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hẳn ra ngoài, chiếc mũi gồ cao đầy uy lực. Bộ ria rồng được chạm như hòa cùng vân mây với những đường nét đủ mềm mại nhưng vẫn rất khỏe khoắn....2. Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc điện Kính Thiên thời Lê Trung hưng có niên đại muộn hơn và quy mô nhỏ hơn, nhưng không kém phần tinh xảo so với bộ thành bậc thời Lê Sơ. Bộ thành bậc này có cặp rồng dài 3,4 mét, thân cũng uốn 7 khúc.Cả hai cặp rồng đá của điện Kinh Thiên chính là biểu tượng cho tinh thần của mảnh đất mang tên Thăng Long - Rồng Bay - cũng như vẻ đẹp tinh tế và sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc Việt Nam trong dòng chảy lịch sử.3. Bảo vật quốc gia Đầu rồng thời Trần được phát hiện tại hố A11 của khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, được coi là đầu rồng thời Lý - Trần nguyên vẹn và tinh xảo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.Làm bằng đất nung, hiện vật thể hiện đầu rồng ở tư thế vận động, bờm và mào chuyển động mạnh với nhiều khúc uốn lượn, hướng về phía trước. Đầu rồng có má phình rộng, miệng mở to, ngậm ngọc báu, răng được thể hiện rõ ràng. Mũi và môi trên biến thành mào lửa hình lôi văn chữ S...4. Bảo vật quốc gia Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long gồm hai chiếc bát sứ có kích thước khác nhau, cùng lớn hơn so với loại bát thường dùng để ăn cơm phổ biến hiện nay. Đây là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long thời Lê Sơ.Chân đế cao, thành rất mỏng, được ví “như vỏ trứng”, xương trắng đục, men trong, hoa văn in nổi trong lòng trước khi phủ men. Độ trong của xương gốm rất cao, ánh sáng có thể xuyên qua. Đặc điểm này phản ánh kỹ thuật chế tác rất cao của các nghệ nhân gốm cung đình thời bấy giờ.5. Bảo vật quốc gia Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ là một bộ sưu tập gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Các hiện vật này từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này.Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau, với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ.6. Bảo vật quốc gia Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Hiện vật này là phần còn lại (gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu) của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm.Dù không còn nguyên vẹn, mô hình kiến trúc thời Lê sơ cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Trong đó, hình tượng rồng xuất hiện ở đầu dư (bộ phận đỡ mái kiến trúc), được tạo hình khá sinh động và tỉ mỉ.
1. Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc điện Kính Thiên thời Lê Sơ được dựng năm 1467, có điểm nhấn là cặp rồng đá thân uốn 7 khúc, dài 5,3 mét, được đánh giá là một tuyệt tác tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam thế kỷ 15.
Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hẳn ra ngoài, chiếc mũi gồ cao đầy uy lực. Bộ ria rồng được chạm như hòa cùng vân mây với những đường nét đủ mềm mại nhưng vẫn rất khỏe khoắn....
2. Bảo vật quốc gia Bộ thành bậc điện Kính Thiên thời Lê Trung hưng có niên đại muộn hơn và quy mô nhỏ hơn, nhưng không kém phần tinh xảo so với bộ thành bậc thời Lê Sơ. Bộ thành bậc này có cặp rồng dài 3,4 mét, thân cũng uốn 7 khúc.
Cả hai cặp rồng đá của điện Kinh Thiên chính là biểu tượng cho tinh thần của mảnh đất mang tên Thăng Long - Rồng Bay - cũng như vẻ đẹp tinh tế và sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc Việt Nam trong dòng chảy lịch sử.
3. Bảo vật quốc gia Đầu rồng thời Trần được phát hiện tại hố A11 của khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, được coi là đầu rồng thời Lý - Trần nguyên vẹn và tinh xảo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam.
Làm bằng đất nung, hiện vật thể hiện đầu rồng ở tư thế vận động, bờm và mào chuyển động mạnh với nhiều khúc uốn lượn, hướng về phía trước. Đầu rồng có má phình rộng, miệng mở to, ngậm ngọc báu, răng được thể hiện rõ ràng. Mũi và môi trên biến thành mào lửa hình lôi văn chữ S...
4. Bảo vật quốc gia Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long gồm hai chiếc bát sứ có kích thước khác nhau, cùng lớn hơn so với loại bát thường dùng để ăn cơm phổ biến hiện nay. Đây là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long thời Lê Sơ.
Chân đế cao, thành rất mỏng, được ví “như vỏ trứng”, xương trắng đục, men trong, hoa văn in nổi trong lòng trước khi phủ men. Độ trong của xương gốm rất cao, ánh sáng có thể xuyên qua. Đặc điểm này phản ánh kỹ thuật chế tác rất cao của các nghệ nhân gốm cung đình thời bấy giờ.
5. Bảo vật quốc gia Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ là một bộ sưu tập gồm bảy chiếc với hai chiếc bát và năm chiếc đĩa có niên đại từ thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Các hiện vật này từng là đồ dùng của nhà vua và thân quyến ở kinh thành Thăng Long thời kỳ này.
Mặc dù có chút khác nhau về kích thước, bố cục hoa văn nhưng đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên các di vật trong bộ sưu tập là giống nhau, với trung tâm là hình tượng rồng được thể hiện sống động, hình khối uyển chuyển, tư thế mạnh mẽ.
6. Bảo vật quốc gia Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Hiện vật này là phần còn lại (gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu) của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm.
Dù không còn nguyên vẹn, mô hình kiến trúc thời Lê sơ cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Trong đó, hình tượng rồng xuất hiện ở đầu dư (bộ phận đỡ mái kiến trúc), được tạo hình khá sinh động và tỉ mỉ.